menu search
Đóng menu
Đóng

Chế tài thương mại đối với TQ hay ngòi nổ cho khủng hoảng đồng USD?

14:12 23/02/2009
“Washington quy kết khủng hoảng ở Mỹ là do chính sách ngoại tệ của Trung Quốc, đây là điều không thích hợp”. Ngày 20/02, ông Stephen Roach – Giám đốc điều hành của Morgan Stanley cũng thừa nhận với ý kiến trên.
Nếu Trung Quốc không cung cấp các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho Mỹ, tức là thu mua trái phiếu của Mỹ, thì đồng USD có thể sẽ mất giá và lãi suất dài hạn thực tế sẽ tăng lên. “Khủng hoảng đồng USD là điều mà nước Mỹ không mong chờ nhất. Nhưng nếu Mỹ biến lời nói thành hành động, chế tài đối với Trung Quốc, thì tình huống trên có thể sẽ xảy ra.
Ngày 17/02, tại Washington D.C, ông Roach đã tham gia cuộc họp liên quan đến “Vai trò của Trung Quốc trong nguồn gốc và đối phó với suy thoái toàn cầu”. Thời gian vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc trong vấn đề thao túng tiền tệ.
 
Chỉ trích “chế tài với Trung Quốc” là thiếu sót
Theo ông Roach, chỉ trích của Washington đối với việc thao túng ngoại hối đồng nhân dân tệ (NDT) không nên chuyển hóa thành chế tài thương mại, đây có thể khiến cho Trung Quốc sẽ không tham gia vào việc bán đấu giá trái phiếu chính phủ Mỹ sau này. Hiện nay mỗi ngày Mỹ cần có khoảng 3 tỷ USD “rót vào” để có thể bù vào mức thâm hụt của các tài khoản thông thường. Trung Quốc đã sớm vượt qua Nhật Bản để trở thành nước sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ lớn nhất.
Ông Roach nói: “Đối với Mỹ, phản ứng trên của Trung Quốc không phải là chuyện nhỏ. Nếu cuộc khẩu chiến trên biến thành các chế tài thương mại, thị trường tiền tệ có thể sẽ bị tác động. Do Mỹ phụ thuộc vào tiền của Trung Quốc để bù vào mức thâm hụt thương mại. Trong thời đại mức thâm hụt lên đến hàng nghìn tỷ này, thì tính phụ thuộc này sẽ ngày càng tăng, do đó Mỹ không nên mạo hiểm để Trung Quốc cắt giảm thu mua các tài sản USD.
 
Mỹ không thể dẫn dắt cho kinh tế Trung Quốc phục hồi
Theo ông Roach: “Mỹ không thể dẫn dắt sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, bởi vì nhu cầu người tiêu dùng của Mỹ trong 3 – 5 năm tới rất yếu. Nếu người tiêu dùng Mỹ nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu, thì xuất khẩu của Trung Quốc mới có hy vọng phục hồi.
Gần đây chính phủ Mỹ đã phê chuẩn gói kích cầu 187 tỷ USD, trong đó có rất nhiều vốn được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn năng lượng mới, đào tạo nhân lực, giáo dục…. Với các dự án đầu tư này, Trung Quốc sẽ không thu được lợi. Do vậy, kinh tế Trung Quốc muốn cân bằng, chỉ có hai cách: Hoặc tìm kiếm một thị trường xuất khẩu khác hoặc là tăng nhu cầu nội địa thúc đẩy tiêu dùng.
Tuy nhiên, ông Roach cũng cho biết, Trung Quốc thử sử dụng đòn bẩy tiền tệ hoặc bổ cái khác để thúc đẩy xuất khẩu. Bởi vì, trong thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và những lo lắng về lợi ích của các nước phát triển do toàn cầu hóa mang lại, những nỗ lực này có thể là “cái cớ” tạo ra chế tài thương mại chống lại Trung Quốc.

Nguồn:Internet