menu search
Đóng menu
Đóng

Đề xuất nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn: Lợi bất cập hại!

16:40 27/05/2011
Theo đánh giá của Bộ Công thương, do nguồn cung của thịt lợn khan hiếm, nên riêng năm 2011, sẽ phải nhập thêm khoảng 100.000 tấn thịt lợn mới đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc nhập thịt lợn, đồng nghĩa sẽ càng kéo nguồn cung trong nước đi xuống, khiến người sản xuất âu lo và tình hình giá cả sẽ không thể giảm nhiệt.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, do nguồn cung của thịt lợn khan hiếm, nên riêng năm 2011, sẽ phải nhập thêm khoảng 100.000 tấn thịt lợn mới đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc nhập thịt lợn, đồng nghĩa sẽ càng kéo nguồn cung trong nước đi xuống, khiến người sản xuất âu lo và tình hình giá cả sẽ không thể giảm nhiệt.

“Bài học xương máu” của việc nhập muối năm 2008 đã khiến cho diêm dân trong nước lao đao chính là nguồn cơn khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị không nên nhập khẩu thêm thịt lợn khi tình hình nước có thể cân đối trong thời gian tới. Theo Cục Chăn nuôi, hiện lượng cung thịt lợn toàn quốc đang thiếu hụt nhưng sự thiết hụt ấy không đáng quan ngại bởi tổng lượng thịt lợn vẫn có thể đạt con số 3,3 triệu tấn tới cuối năm. Lý giải con số này, trong báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi, có nhấn mạnh, dịch bệnh ở lợn đang từng bước được ngăn chặn, nên người chăn nuôi đã chủ động tái đàn. Nếu tình hình khởi sắc, lượng cung trong thời gian tới sẽ dồi dào, đủ mức cho nhu cầu tiêu dùng trong nước . Nếu bây giờ nhập khẩu thịt lợn, sẽ đánh mạnh vào tâm lý người sản xuất. Họ sẽ giảm số lượng đàn, thâm chí chuyển sang mảng gia súc gia cầm khác. Năm 2011 chưa đáng lo, nhưng các năm về sau sẽ càng đáng ngại. Đó chính là hệ nghịch nguồn cung từ nhập khẩu.

Song, theo Bộ Công thương vẫn phải nhất thiết nhập khẩu 100.000 tấn mới đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Nguyên nhân của việc nhập thịt lợn là do giá thịt đã liên tục tăng và đứng ở mức cao trong thời gian qua. Cụ thể tại các trại chăn nuôi ở khu vực miền Đông Nam Bộ, giá lợn hơi bán tại trại liên tục tăng nhanh, hiện ở mức 60.000 đồng - 61.000 đồng/kg; thậm chí có nơi giá tăng lên mức 65.000 đồng/kg, tăng 15.000 -17.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2010. Ngoài Bắc, tình hình thịt lợn khan hiếm hơn khiến nhiều nơi giá được đẩy lên trên 90.000đồng/kg. Thêm vào đó là tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên nguồn cung thịt lợn hiện nay càng thêm thiếu hụt. “Nhập khẩu sẽ khiến tình hình giá cả trong nước hạ nhiệt ở thời điểm này.  Uớc tính, tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước năm nay đối với các loại thịt khoảng 2,9 triệu tấn, tăng 6,5-7% so với năm 2010. Như vậy, lượng thịt cần nhập về trong năm 2011 sẽ khoảng 100.000 tấn”, Bộ Công thương cho biết.

Đúng là đứng ở góc độ quản lý, việc đề xuất nhập khẩu thịt lợn của Bộ Công thương hoàn toàn có lý. Song nếu cứ thiếu mà nhập khẩu thì hệ nghịch nguồn cung rất dễ xảy ra. Ông Trần Cao Xuân, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần có chiến lược dài hơi cho nguồn cung thịt lợn trong nước thay vì những giải pháp nhập khẩu mang tính thời điểm. Lúc này chính là lúc để phát huy sức mạnh của các nguồn, chính sách bình ổn giá. Có thể giá sẽ cao nhưng nếu có phương án kích cầu nguồn cung trong nước, giá - sẽ theo xu thế thị trường - đi xuống trong thời gian tới.

Được biết, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tháng 5 này sẽ cân nhắc việc nhập hay không nhập thịt lợn. Tuy nhiên, với tâm lý người tiêu dùng, giá cả đôi khi không đồng nghĩa với nhu cầu hưởng thụ. Còn người sản xuất, vấn đề là họ sẽ tiếp tục bám đàn hay không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào quyết định của các nhà quản lý.

Nguồn:Tin nhanh hàng ngày