menu search
Đóng menu
Đóng

Gạo Thái Lan và Việt Nam đều vững nhờ nhu cầu cao

16:24 21/04/2011

Giá gạo trên thị trường Châu Á vững đến tăng trong tuần qua, bởi các nhà xuất khẩu đang phải tích cực thu gom hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký.
  
  
   * Nhu cầu bốc xếp mạnh hỗ trợ giá
   * Giá nội địa cao có thể ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng
   * Bangladesh sẽ mua thêm gạo

(VINANET) - Giá gạo trên thị trường Châu Á vững đến tăng trong tuần qua, bởi các nhà xuất khẩu đang phải tích cực thu gom hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhu cầu từ Bangladesh và một số khách hàng truyền thống ở Châu Phi đang hậu thuẫn giá.

Giá gạo 100% B của Thái Lan tăng từ 470 USD/tấn hồi đầu tháng 4 lên 495 USD/tấn. Bangladesh đã ký một hợp đồng mua 200.000 tấn gạo đồ của Thái lan theo một hợp đồng liên chính phủ từ hồi tháng 3. Hiện chính phủ Thái không còn gạo đồ dự trữ, và các thương gia cho biết việc giao hàng sẽ do những nhà xuất khẩu tư nhân đã thắng thầu trong hạn ngạch cung cấp cho Dhaka thực hiện. Cuộc bầu cử thành công ở Nigeria – khách hàng mua gạo lớn nhất của Thái Lan, sẽ giúp cho xuất khẩu gạo Thái gia tăng.

Tuy nhiên, trong trung hạn, nguồn cung gạo Thái sẽ gia tăng nhờ thời tiết đang thuận lợi. Trong khi đó, nhu cầu từ Bangladesh trong tài khoá tới chưa chắc sẽ cao, với lượng nhập trong tài khoá bắt đầu từ tháng 7 dự báo sẽ giảm xuống 1,4 triệu tấn, so với mức gần 2,5 triệu tấn của tài khoá này.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, giá gạo tiếp tục tăng trong tuần qua bởi vụ thu hoạch lúa sắp kết thúc, trong khi nhu cầu bốc xếp hàng vẫn mạnh. Giá còn được hỗ trợ bởi thông tin có thể sẽ ký được một số hợp đồng mới với Bangladesh và Philippine.

Gạo 5% tấm xuất khẩu có giá tăng lên 480-485 USD/tấn, FOB, so với 475 USD một tuần trước đây, trong khi gạo 25% tấm giá cũng tăng 10 USD lên 450 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo Việt Nam hiện cao hơn khoảng 20%.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.950 - 8.050 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.750 - 7.850 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.450 - 9.550 đ/kg, gạo 15% tấm 8.850 – 9.050 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.500 - 8.700 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam phải bốc xếp 1,2 triệu tấn gạo trong tháng 5 và tháng 6 theo các hợp đồng liên chính phủ.

Cơ quan Lương thực Philippine (NFA) sẽ mở thầu để cấp quyền nhập khẩu 205.152 tấn gạo – một phần ba trong tổng khối lượng 600.000 tấn cấp cho các thương gia trong nước.

 Các công ty tư nhân Philippine cam kết sẽ thực hiện nhập khẩu 455.000 tấn gạo trong tổng số 660.000 tán hạn ngạch nhập khẩu đã được cấp phép trong năm nay, mặc dù có tin một số nhà xuất khẩu Việt Nam phải trì hoãn hoặc huỷ hợp đồng do giá nội địa cao.

Từ đầu tháng 3 tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trên 2%, và triển vọng sẽ còn tiếp tục tăng do giá trên thị trường nội địa tăng cao và Biên bản Ghi nhớ (MoU) ký với Bangladesh, theo đó Việt Nam đã đồng ý cung cấp 1 triệu tấn gạo mỗi năm cho nước Nam Á này.

Có tin cho biết một số nhà xuất khẩu phải trì hoãn hoặc huỷ hợp đồng với các công ty tư nhân ở Philippine bởi giá lúa gạo nội địa quá cao, và thậm chí một số nhà xuất khẩu thậm chí phải chuyển sang mua gạo giá rẻ hơn từ Campuchia để thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, chưa có thông tin chi tiết về các hợp đồng bị huỷ bỏ.

Mới đây, Philippine cho biết họ cho phép tư thương nhập khẩu thêm 187.000 tấn gạo từ nay tới cuối năm để gia tăng lượng dự trữ quốc gia.

Cơ quan Lương thực Philippine (NFA) thông báo sẽ mở thầu để cấp quyền nhập khẩu 205.152 tấn gạo – một phần ba trong tổng khối lượng 600.000 tấn cấp cho các thương gia trong nước.

Các công ty tư nhân Philippine cam kết sẽ thực hiện nhập khẩu 455.000 tấn gạo trong tổng số 660.000 tán hạn ngạch nhập khẩu đã được cấp phép trong năm nay, mặc dù có tin một số nhà xuất khẩu Việt Nam phải trì hoãn hoặc huỷ hợp đồng do giá nội địa cao.

Triển vọng thị trường gạo thế giới tuần tới sẽ bị tác động bởi thông tin từ Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ cho biết nước này sẽ cho phép xuất khẩu gạo và lúa mì bởi dự trữ trong nước đang rất dồi dào, trong khi giá trên thị trường thế giới cao.

(T.H – tổng hợp)