menu search
Đóng menu
Đóng

Giá gạo xuất khẩu tăng, giá nội địa ổn định

10:31 04/07/2011
Dù giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tuần qua tăng nhẹ, lên mức 460 đô la/tấn nhưng giá mua lúa của thương lái tại các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An vẫn giậm chân tại chỗ.

Dù giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tuần qua tăng nhẹ, lên mức 460 đô la/tấn nhưng giá mua lúa của thương lái tại các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An vẫn giậm chân tại chỗ.

Bà con nông dân tại các tỉnh ĐBSCL cho biết, hiện tại, thương lái đến tại ruộng mua lúa khô với giá chỉ 5.600 -5.700 đồng/kg đối với lúa IR 50404 và 5.750 - 5.850 đồng/kg đối với lúa hạt dài. Với giá này, so với đầu vụ đã giảm bình quân 400 -500 đồng/kg. Nếu đem so với giá ở vụ đông xuân 2010-2011 hiện thấp hơn 600-700 đồng/kg.

Nguyên nhân thương lái vẫn giữ giá thu mua trong khi giá xuất khẩu tăng được nhiều doanh nghiệp cung cấp lúa gạo lớn tại chợ đầu mối gạo Bà Đắc, huyện Cái Bà, Tiền Giang lý giải, do các tỉnh ĐBSCL đang bước vào cao điểm thu hoạch rộ lúa hè thu, sản lượng chắc chắn sẽ tăng cao trong khi giá xuất khẩu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đa số lái lúa không dám nâng giá thu mua vì sợ lỗ.

Theo khảo sát, hiện số lượng hợp đồng mà các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã ký với đối tác giao trong quí 3 chưa nhiều. Hầu như tất cả đang trong giai đoạn thương thảo, trúng thầu hay không vẫn còn là ẩn số nên chuyện lái lúa giữ giá vẫn là bình thường.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, việc Indonesia thương lượng với VFA để nhập 400.000-600.000 tấn gạo trong quí 3 này là “liều thuốc” kích giá lúa, gạo trong nước đi lên. Việt Nam hiện có rất nhiều ưu thế giành được hợp đồng này vì giá cả hợp lý, nguồn cung dồi dào.

Bên cạnh đó, việc cung cấp cho Bangladesh 1 triệu tấn gạo trong năm nay theo biên bản ghi nhớ mà hai bên đã ký cũng là yếu tố đẩy giá gạo Việt Nam tăng trở lại.

Việc thương lái kiềm giữ giá lúa ở mức thấp trong khi, giá xuất khẩu và nhu cầu thị trường đang thế giới đang tăng, chỉ người nông dân là chịu thiệt thòi nhất.

 (KTSG)

Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn