menu search
Đóng menu
Đóng

Giá lúa mì tăng do lo ngại khủng hoảng Ukraine

16:00 18/03/2014

Các nhà xuất khẩu Australia thu lợi từ giá lúa mì tăng, do lo ngại từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trì hoãn nguồn cung tại châu Mỹ và lo sợ về sản lượng lúa mì mùa đông của Mỹ, nâng giá lúa mì lên mức cao nhất hàng năm, kể từ năm 2008.

(VINANET) - Các nhà xuất khẩu Australia thu lợi từ giá lúa mì tăng, do lo ngại từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trì hoãn nguồn cung tại châu Mỹ và lo sợ về sản lượng lúa mì mùa đông của Mỹ, nâng giá lúa mì lên mức cao nhất hàng năm, kể từ năm 2008.

Giá lúa mì tăng hơn 13% trong năm nay, và tăng lên mức cao mới năm 2014 phiên hôm thứ hai (17/3), trong khi tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) giá lúa mì giao kỳ hạn tháng 5 tăng lên 692,75 USD/bushel.

Cuộc khủng hoảng Crưm đã thúc đẩy giá lúa mì, do Nga và Ukraine là nước xuất khẩu lớn thứ 5 và thứ 6 trên thế giới, và chiếm 20% xuất khẩu lúa mì và ngô toàn cầu, ông Mathews cho biết.

Ông Dan Cooper, chủ tịch của ủy ban ngũ cốc nông trại NSW cho biết, bất ổn tại Crưm đã được coi như là đổ thêm dầu vào lửa, đẩy giá lúa mì tăng, nhưng vấn đề thực sự là mưa và phía bắc của NSW có thể không trồng trong tháng 4/2014.

Giá lúa mì có thể đạt 500 USD/tấn nhưng không có vấn đề gì.

Mặc dù, bất ổn tại Crưm, Rabobank dự kiến dự trữ lúa mì toàn cầu tăng 20 triệu tấn, do điều kiện thuận lợi tại châu Âu và khu vực biển Đen.

Nhà nghiên cứu Luke Chandler của Rabobank cho biết, không có dấu hiệu xuất khẩu bị gián đoạn trong giai đoạn này và với vụ thu hoạch lúa mì mùa đông không kéo dài đến tháng 6, điều này là quá sớm để dự báo thiếu hụt nguồn cung.

“Tại thời điểm này, sản xuất có vẻ tốt. Các nguyên tắc cơ bản liên quan làm giảm triển vọng giá, nếu chúng tôi bất ổn về địa chính trị, chúng tôi sẽ nhận được mức chênh lệch rủi ro về giá và có thể mua từ các nhà nhập khẩu chủ yếu như Ai Cập”, ông cho biết. “Khi bạn nhìn vào lịch sử, chúng tôi có sự gián đoạn xuất khẩu khu vực biển Đen”.

“Trong năm 2010, giá lúa mì tăng 77%, khi Nga thực hiện lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, nhưng tại thời điểm này, không có gì để cho rằng xuất khẩu sẽ bị cấm”.

Các hàng hóa khác như dầu thô, ngô và khí tự nhiên dự kiến sẽ tăng lên mức cao trong nhiều tháng, trong bối cảnh lo sợ nguồn cung nông sản và năng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng. Sự không chắc chắn về thị trường tài chính cũng làm các nhà đầu tư đẩy giá vàng lên gần mức cao 6 tháng, với kim loại quý như một nơi trú ẩn an toàn. Áp lực vận chuyển. Đẩy giá tăng lên bởi sự trì hoãn trong xuất khẩu từ Canada, nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, và sự tắc nghẽn tại cảng xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Argentina, Rosario, từ một con tàu bị mắc cạn. Argentina cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất toàn cầu.

“Tất cả những yếu tố này là tạm thời, nhưng tất cả trong số chúng đang được xảy ra tại một và cùng một lúc khi chúng tôi dự kiến nhu cầu ngũ cốc tăng mạnh tại Nhật Bản và Trung Quốc”.

Trong khi đó, sự không chắc chắn về vụ thu hoạch lúa mì mùa đông tại Mỹ - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới – sau một mùa băng giá.

Cơ quan nông nghiệp, kinh tế tài nguyên và khoa học Australia (ABARES) ước tính nước này sẽ là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ 4   trong năm tài chính này.

“Trong ngắn hạn, chúng tôi sẽ được hưởng lợi. Nhưng xuất khẩu trong năm nay sẽ không có khác biệt so với năm ngoái, do dự trữ nội địa ở mức thấp”.

ABARES dự kiến khối lượng xuất khẩu lúa mì Australia sẽ giảm so với 21,3 triệu tấn năm tài chính 2012/13, xuống còn 18,5 triệu tấn trong năm tài chính này, do cần bổ sung dự trữ gối vụ ở mức thấp.

Giá lúa mì giao kỳ hạn tháng 1/2015 ở mức 312 USD/tấn, với mức giá vụ mới tăng khoảng 40 USD/tấn kể từ cuối tháng 1/2014.

Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters

Nguồn:Internet