menu search
Đóng menu
Đóng

Hải Dương: Những nhiệm vụ chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tháng 03/2009

16:49 09/03/2009
Trong 2 tháng đầu năm 2009, kết quả sản xuất công nghiệp tỉnh giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện đạt 11,5% kế hoạch cả năm. Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, Sở Công Thương đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu trong tháng 3 tới nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1. Phối hợp với các ngành, các địa phương nắm sát tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và biến động của thị trường, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc các giải pháp của Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh để góp phần hạn chế suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động

2. Triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ công tác năm 2009, nhất là việc rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ; Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp; Quy hoạch, thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản; Quy hoạch bổ sung hệ thống điện đến 2020 để trình UBND tỉnh phê duyệt

3. Hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký các hoá chất độc hại và máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường.

4. Triển khai Quyết định 21/2009/QĐ-TTg ngày 12/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện.

5. Tiếp tục kiểm tra các điều kiện cấp phép hoạt động điện lực tại các huyện Kinh Môn, Thanh Hà.

6. Tập trung triển khai kế hoạch khuyến công địa phương và khuyến công quốc gia đợt 1/2009, Chương trình xúc tiến thương mại năm 2009. Xây dựng chương trình khuyến công địa phương đến 2012 trình UBND tỉnh phê duyệt.

7. Ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ 2009. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý chất lượng tiên tiến Iso 9001 -2000 tại Văn phòng Sở và Chi cục Quản lý thị trường.

8. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trư­­ờng, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu, chống đầu cơ, buôn lậu, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng xử lý kịp thời các vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, góp phần bình ổn thị tr­ường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

9. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế 1 cửa, duy trì thường xuyên công tác quản lý nhà nước trên địa bàn về công nghiệp và thương mại, chủ động tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và thương mại vượt qua những khó khăn trước mắt để phát triển bền vững.

 (Sở Công Thương)

Nguồn:Vinanet