menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới tuần 21-28/7: Đậu tương giảm mạnh, vàng tăng tuần thứ 3

10:49 28/07/2013

Vàng tăng tuần thứ 3 liên tiếp mặc dù giảm phiên cuối tuần, bởi các nhà đầu tư tăng niềm tin rằng Fed chưa sẵn sàng rút lại các chương trình kích thích kinh tế. Dầu thô giảm phiên cuối tuần, và tính chung trong tuần cũng giảm bởi lo ngại nhu cầu yếu ở Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới. Đồng cũng giảm bởi lý do lo ngại nhu cầu tăng chậm lại ở Trung Quốc – nước nhập khẩu đồng lớn nhất thế giới.

 

 

(VINANET) – Giá đậu tương trên thị trường Hoa Kỳ tuần kết thúc vào 26/7 (rạng sáng 27/7 giờ VN) giảm mạnh nhất kể từ 2009 do sản lượng bội thu, trong khi vàng tăng tuần thứ 3 liên tiếp mặc dù giảm phiên cuối tuần, bởi các nhà đầu tư tăng niềm tin rằng Fed chưa sẵn sàng rút lại các chương trình kích thích kinh tế.

Dầu thô giảm phiên cuối tuần, và tính chung trong tuần  cũng giảm bởi lo ngại nhu cầu yếu ở Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới.

Đồng cũng giảm bởi lý do lo ngại nhu cầu tăng chậm lại ở Trung Quốc – nước nhập khẩu đồng lớn nhất thế giới.

Cà phê robusta là một trong số ít những hàng hóa tăng giá trong tuần qua, do tồn trữ ở London giảm xuống mức thấp kỷ lục 4 năm.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,9% trong phiên cuối tuần và giảm 2,2% trong tuần. CRB giảm chủ yếu bởi giá dầu thô và đậu tương giảm.

Đậu tương và các sản phẩm đậu tương đều chịu chung áp lực từ triển vọng vụ mùa của Mỹ sắp thu hoạch sẽ đạt kỷ lục cao. Đậu tương được ép thành khô đậu tương.

Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần do dự báo Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Fed trong cuộc họp tuần tới sẽ nhấn mạnh vào sực ần thiết phải duy trì tỷ lệ lãi suất lâu dài hơn.

Đậu tương kỳ hạn tháng 8 giá 13,49-3/4 USD/bushel trên Sở giao dịch Chicago, giảm 0,4% trong phiên cuối tuần và giảm gần 10% trong tuần qua.

Đồ thị của Reuters cho thấy đây là tuần giá giảm mạnh nhất kể từ sau khi giảm 15% trong hồi đầu tháng 9/2009.

Khô đậu tương kỳ hạn tháng 8 giá giảm 4% trong phiên cuối tuần và giảm 11% trong tuần, cũng giảm nhiều nhất kể từ sau khi giảm 14% tuần đầu tháng 9/2009.

Giá vàng giao ngay vượt 1.332 USD/ounce tại New York, giảm nhẹ trong phiên cuối tuần, song tăng 2,8% trong tuần qua và là tuần thứ 3 liên tiếp tăng, lần đầu tiên kéo dài kể từ tháng 3/2013. Hỗ trợ cho đà tăng của vàng vẫn là đồng USD mất giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng thêm một thời gian nữa. Fed tuyên bố chỉ bắt đầu cắt giảm nới lỏng tiền tệ khi đảm bảo rằng nền kinh tế đủ mạnh để chịu đựng.

Tổng cộng 3 tuần giá vàng tăng được 9% sau phát biểu của Fed cuối tháng trước.

Báo cáo mới nhất cho thấy một số ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục mua vàng vào như Nga, Ukraina, Azerbaijan trong tháng 6, bất chấp giá giảm mạnh.

Tuy nhiên, giá vàng vẫn mất 1/5 giá trị trong năm nay. Các quỹ ETF liên tục bán tháo vàng tạo áp lực cho thị trường.
Theo khảo sát của Kitco về dự báo giá vàng thế giới trong tuần tới, đa số những người được hỏi cho rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần, khi lực cầu gia tăng ở một số thị trường như Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đang bước vào mùa cưới sẽ đẩy nhu cầu vàng vật chất tăng cao.

Trên thị trường cà phê, nỗi lo về sương giá ở Brazil giảm kéo giá cà phê giảm theo. Tuy nhiên, thông tin tồn trữ robusta ở London giảm mạnh hỗ trợ giá robusta tăng trong 2 phiên cuối tuần.

Tại Brazil, cuối cùng, sương giá chỉ xảy ra rải rác tại bang có ít cà phê nhất, chỉ chiếm tối đa 5% diện tích và sản lượng, nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Tranh thủ giá cao, nông dân Brazil đã bán ra rất mạnh. Giá kỳ hạn arabica Ice New York sau 1 tuần giảm 0,90 cts/lb tức chừng 20 đô la Mỹ/tấn.

Tại sàn robusta Liffe NYSE London, may nhờ hai ngày cuối lấy lại 25 đô la, giá đóng cửa cơ sở tháng 9-2013 phiên giao dịch hôm qua thứ Sáu 26-7 chốt mức 1921 đô la/tấn, giảm 47 đô la/tấn so với tuần trước.

 Trên thị trường Việt Nam, giá tại các tỉnh Tây Nguyên cũng quay đầu giảm; có lúc cà phê nhân xô chỉ còn dưới mức 40.000 đồng, so với mức giao dịch 41.700 đồng/kg vào cuối tuần trước. Giá trong hai ngày cuối tuần vớt vát lại được đôi chút nhờ tin tồn kho thuần robusta của sàn kỳ hạn robusta rớt mạnh. Nhờ vậy, sáng nay thứ Bảy 27-7, giá cà phê nhân xô tại các vùng nguyên liệu nhích lên mức 40.200 đồng, giảm 1.500 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Báo cáo thường kỳ ra hàng tháng của Hiệp hội Cà phê Hạt của Mỹ (Green Coffee Association – GCA) nói rằng tồn kho cà phê tại các kho ở Mỹ tính đến hết tháng Sáu 2013 tăng 53.735 bao, đạt 5.201.651 bao. Tính từ 1989 đến 2012, mức tăng bình quân trong tháng 6 của giai đoạn này là 44.601 bao. Riêng tháng Sáu năm 2012 tăng 216.532 bao. Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Số liệu tồn kho GCA có ảnh hưởng nhất định đến giá thị trường. Số lượng trên ước cả nước Mỹ sử dụng trong vòng 13 tuần nếu không nhập khẩu một hạt cà phê nào.

Giá lúa mỳ xuống thấp kích thích các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào tích trữ.

Giá lúa mỳ giao tháng 9 trên sàn Chicago tăng 0,2%, chốt tuần tại 6,5025 USD/giạ. Tuần này giá lúa mỳ đã giảm 2,1%, ghi nhận tuần thứ 2 giảm liên tiếp. Trong 12 tháng qua, giá lúa mỳ giảm 28%.

Chính phủ Mỹ mới đây thông báo, xuất khẩu lúa mỳ Mỹ từ ngày 1/6 đến 18/7 tăng 45% so với cùng kỳ đạt 12,31 triệu tấn. Lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng tới 10 lần lên 3,45 triệu tấn, Brazil cũng tăng mua 50.000 tấn so với cùng kỳ đạt 1,2 triệu tấn.

Ken Smithmier, chuyên gia tư vấn tại Chicago cho biết: "Lúa mỳ Mỹ có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhu cầu của Trung Quốc và Brazil đang phục hồi đáng kể."

Giá ngô giao tháng 12 phiên hôm qua giảm 0,6% xuống còn 4,76 USD/giạ. Trong phiên, có lúc giá chạm 4,7475 USD/giạ, thấp nhất kể từ 4/10/2010.

Giá bông giao dịch kỳ hạn vừa giảm mạnh nhất 2 tuần trước kỳ vọng Trung Quốc sẽ tăng cường sản xuất bông sợi cao hơn ước tính.

Giá bông giao tháng 12 giảm 1,45 xuống 84,82 cent/pound tại sàn ICE, New York. Đây là mức giảm mạnh nhất từ ngày 11/7.
Theo Cotlook, Trung Quốc sẽ thu hoạch 7,22 triệu tấn bông trong vòng 12 tháng bắt đầu từ 1/8, cao hơn nhiều so với dự báo hồi tháng 6 là 7,05 triệu tấn. Cotlook cũng đánh giá thêm nguồn cung bông sẽ vượt cầu 2,14 triệu tấn trong niên vụ này, cao hơn 5% so với dự báo tháng trước.
Trước đó, giá bông thế giới đã tăng 14% do dấu hiệu giảm sản lượng của Mỹ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Giá dầu phiên cuối tuần tiếp tục giảm do lo ngại Trung Quốc cắt giảm sản xuất công nghiệp dư thừa sẽ hạn chế nhu cầu tiêu thụ. Việc nhà đầu tư hoảng hốt trước sự đi xuống kinh tế Trung Quốc đã khiến thị trường năng lượng biến động mạnh. Tính chung cả tuần giao dịch này, giá xăng, dầu thô thế giới loại hợp đồng kỳ hạn đồng loạt giảm hơn 2%.

Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giao kỳ han tháng 9 giảm 79 cent, tương đương 0,7% xuống còn 104,7 USD/thùng, thấp nhất kể từ 9/7. Giá dầu WTI giảm tổng cộng 3,1% trong tuần này, nhưng tăng 14% từ đầu năm đến nay.

Trên sàn ICE, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tháng 9 giảm 48 cent, hay 0,4% chốt phiên tai 107,17 USD/thùng, thấp nhất kể từ 4/7. Khối lượng giao dịch thấp hơn 48% so với trung bình 100 ngày. Chênh lệch giá 2 loại dầu tiếp tục nới rộng lên 2,47 USD/thùng.

Giá dầu giảm phiên cuối tuần chủ yếu do những vấn đề liên quan tới cuộc họp tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cũng như cơn bão nhiệt đới Dorian ở Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập và Tunisia cũng góp một phần không nhỏ vào việc ép dầu thô thế giới giảm giá.

Các nhà đầu tư quan ngại trước sự đi xuống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong đó điển hình là báo cáo cho thấy sản xuất tháng 7 của Trung Quốc xuống thấp nhất trong vòng 11 tháng qua do ngân hàng HSBC công bố trong tuần.

Tiếp đó, ngày 25/7, Trung Quốc ban hành loạt biện pháp mới kích thích tăng trưởng kinh tế, gồm tạm thời miễn thuế giá trị gia tăng và thuế doanh thu đối với một số doanh nghiệp nhỏ. Điều này cho thấy, Bắc Kinh đang quan ngại về sự đi xuống của nền kinh tế, sau khi chỉ tăng trưởng 7,7% và 7,5% trong hai quý 1 và 2.

Trung Quốc yêu cầu 1.400 công ty thuộc 19 ngành sản xuất công nghiệp cắt giảm công suất dư thừa trong năm nay. Đây là một phần trong nỗ lực giúp tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhưng bền vững hơn của các nhà chức trách Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với giới đầu tư, điều này dẫn đến lo ngại sức tiêu thụ dầu khí sẽ giảm trong thời gian tới, kéo giá giảm.

Tuy nhiên, mức giảm của giá dầu thô giao sau tại sàn hàng hóa New York đã được hạn chế phần nào, sau khi báo cáo từ trường Đại học Michigan/ Thomson Reuters cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã tăng lên mức 85,1 điểm, cao nhất trong vòng 6 năm qua và cao hơn mức dự báo của giới phân tích.

Cũng trên sàn New York phiên 26/7, giá xăng tháng 8 tăng gần 3 cent, tương ứng 0,9%, lên 3,04 USD/gallon, nhưng tính cả tuần giảm 2,5%. Giá dầu sưởi giảm 2,5 cent, tương ứng 0,8%, còn 3,01 USD/gallon, hạ 2,6% trong tuần. Giá khí tự nhiên giảm 9 cent, tương ứng 2,4%, xuống 3,56 USD/ triệu BTU, giảm 5% trong tuần.

Theo kết quả khảo sát các chuyên gia của Bloomberg, giá dầu có thể giảm tiếp trong tuần tới do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại. 24 trong 38 chuyên gia và nhà kinh doanh dự báo giá dầu WTI tuần sau giảm, 9 người dự báo tăng và 5 người còn lại cho rằng giá sẽ không đổi.

Giá đồng phiên cuối tuần giảm mạnh do nhu cầu kim loại yếu đi sau khi chính phủ Trung Quốc yêu cầu các nhà máy cắt giảm công suất dư thừa.

Trên sàn Nymex, giá đồng giao tháng 9 giảm 2,5% xuống 3,1055 USD/pound, giảm mạnh nhất từ ngày 5/7. Giá đồng giảm tổng cộng 15% từ đầu năm đến nay.

Trên sàn LME, giá đồng giao sau 3 tháng giảm 2,2%, chốt phiên tại 6.862 USD/tấn tương đương 3,11 USD/pound.

Giá đồng giảm sau nỗ lực ngăn chăn khủng hoảng thừa của chính phủ Trung Quốc. Các nhà máy phải tạm dừng sản xuất lượng dư thừa tới tháng 9 này và loại bỏ hẳn cuối năm nay, theo tuyên bố của chính phủ Trung Quốc hôm qua.

Bloomberg tính toán sẽ có khoảng 654.400 tấn đồng và 260.000 tấn nhôm mỗi năm bị cắt giảm trong đợt giảm công suất dư thừa này của Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc sản xuất khoảng 5,82 triệu tấn đồng tinh luyện và 20,8 triệu tấn nhôm. Theo Barclays đánh giá nguồn cung của cả 2 kim loại này đều sẽ vượt cầu tiêu thụ.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

104.70

-0.79

-0.75%

Dầu Brent

USD/thùng

107.17

-0.48

-0.45%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

62,580.00

-480.00

-0.76%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

304.44

+2.74

+0.91%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

301.01

-2.49

-0.82%

Dầu đốt

US cent/gallon

912.00

-3.25

-0.36%

Dầu khí

USD/tấn

76,860.00

-450.00

-0.58%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

304.44

+2.74

+0.91%

Vàng New York

USD/ounce

1,321.90

-7.60

-0.57%

Vàng TOCOM

JPY/g

4,182.00

-63.00

-1.48%

Bạc New York

USD/ounce

19.77

-0.38

-1.90%

Bạc TOCOM

JPY/g

63.30

-1.40

-2.16%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1,430.07

-19.88

-1.37%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

726.18

-12.82

-1.73%

Đồng

US cent/lb

310.55

-8.00

-2.51%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6,862.00

-153.00

-2.18%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1,794.50

-29.00

-1.59%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn           

1,855.00

-22.50

-1.20%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19,470.00

+95.00

+0.49%

Ngô

US cent/bushel

476.00

-2.75

-0,85%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

650.25

+1.00

-0,08%

Lúa mạch

US cent/bushel

323.25

-3.75

+0,29%

Gạo thô

USD/cwt

15.89

+0.14

+0,39%

Đậu tương

US cent/bushel

1,228.50

+4.50

-0,43%

Khô đậu tương

USD/tấn

369.90

+4.40

-0,78%

Dầu đậu tương

US cent/lb

43.73

-0.12

0,00%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

496.90

+3.20

-0,46%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2,333.00

-14.00

+0,48%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

122.25

-2.55

+1,59%

Đường thô

US cent/lb

16.47

+0.08

+0,50%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

144.20

-2.05

+1,54%

Bông

US cent/lb

85.12

-0.87

+0,48%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

1,047.00

0.00

0,00%

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

322.70

+2.00

+1,38%

Cao su TOCOM

JPY/kg

248.80

-1.50

+0,94%

Ethanol CME

USD/gallon

2.13

0.00

-0,43%

(T.H – Reuters, Bloomberg)