menu search
Đóng menu
Đóng

Khi quặng sắt có giá hơn vàng

09:07 14/07/2009
Dầu, vàng và gạo hiện thường là những hàng hóa giành được nhiều sự quan tâm. Nhưng với những quốc gia như Trung Quốc và Australia, chỉ có giá quặng sắt mới có thể quyết định nền kinh tế phát triển hay đi xuống.
Trong nhiều tháng, Trung Quốc đã tạm kiềm chế cơn khát quặng, đằng sau việc này là mục đích đàm phán giá quặng với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Quốc gia này đã từ chối mức giá mà các nhà máy thép ở những nước sản xuất thép lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc đã chấp nhận.

Việc thương lượng giá là một hành động thường thấy của Trung Quốc – hiện đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới – nhằm đối  phó với những nước xuất khẩu quặng như Australia, cũng như mỗi hành động vì lợi ích quốc gia.

Trong số căng thẳng leo thang trong những cuộc thương lượng năm nay, Trung Quốc đã bắt tạm giam một công dân Australia, cũng là người đàm phán hàng đầu của một trong những nhà cung cấp quặng sắt đứng đầu thế giới, Rio Tinto nghi ngờ là gián điệp kinh tế. Ba người Trung Quốc làm việc cho Rio Tinto cũng bị bắt tạm giam.

Bất kể chi tiết vụ việc ra sao, vụ bắt tạm giam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và tính nhạy cảm của ngành kinh doanh quặng sắt.

Mặc dù có thể không gây ra những căng thẳng chính trị như dầu mỏ - khiến nhiều cuộc chiến nổ ra, Nhưng quặng sắt nằm trong số những hàng hóa quan trọng nhất thế giới, thành phần chính để sản xuất thép, vật liệu chính trong xấy dựng, đóng tàu và xản xuất xe hơi.

Trung Quốc, vốn tăng trưởng nhanh chóng tại thành phố, thường nhập khẩu một nửa quặng sắt trên thế giới mỗi năm. Trong khi đó, nước nhập khẩu quặng sắt lớn thứ hai thế giới nhập khẩu khoảng 15%. Những vị trí tiếp theo thuộc về Hàn Quốc, Đức và Pháp.

Khoảng 850 triệu tấn quặng được chuyển đi khắp thế giới trong năm 2008. Với giá trung bình khoảng 90 USD/tấn vào năm ngoái, tổng giá trị quặng trên toàn thị trường ở mức từ 75 tỷ USD đến 80 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự phức tháp của thị trường quặng sắt vẫn dưới tầm quan sát của hầu hết mọi người. Không tự hỏi khi hầu hết quặng trên thế giới không được giao dịch tại các sở giao dịch trên toàn cầu như dầu hoặc chứng khoán. Thay vì đó, những hợp đồng lại được thỏa thuận giữa những nhà sản xuất như Rio Tinto, BHP Billiton và Vale – ba hãng chiếm ¾ quặng trên thị trường – và các nhà sản xuất thép như Baosteel của Trung Quốc hay Nippon Steel của Nhật.

Mỗi năm, những doanh nghiệp này lại ngồi lại với nhau để đàm phán giá giá quặng trong năm tới. Mỗi cuộc đàm phán có thể kéo dài tới 6 tháng.

Hệ thống chỉ số giá này chiếm khoảng 70% trên thị trường và đây là hệ thống giúp các nhà cung cấp đưa ra số vốn cần thiết để khai thác quặng từ lòng đất. Những người mua quặng cũng rất muốn biết số vốn dự kiến này. Với mức giá được cố định trong một năm, tiền đổ vào thường rất lớn.

Và trong năm nay, kinh tế thế giới vẫn chư rõ sẽ tăng trưởng ở mức độ nào, cùng với nhu cầu quặng sắt sẽ hồi phục ra sao, vòng đàm phán giá quặng sắt vẫn đang trong tình hình đặc biệt căng thẳng.

Các nhà máy thép Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã chấp nhận mức giá quặng thấp hơn 33% so với năm trước. Nhưng Trung Quốc lại đang tìm cách trì hoãn để thương lượng giá quặng giảm nhiều hơn với mức giảm 45%.

Điều đó là có thể. Tầm quan trọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là trong một năm khủng hoảng đã khiến những nhà đàm phán của nước này trở nên cứng rắn chưa từng thấy.

Trong 15 năm qua, thị trường thế giới đã giao dịch từ 400 triệu tấn quặng cho đến gấp đôi số đó trong mỗi năm, - và tất cả là nhờ nhu cầu của Trung Quốc. Trong 5 năm qua, Trung Quốc hoàn toàn chiếm lĩnh thị phần nhập khẩu, ông Peter Strachan một nhà phân tích độc lập của Australia nhận định.

Trong giao dịch quặng sắt trên toàn cầu, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ. Trung Quốc chiếm 80% thị phần nhập quặng từ Australia, những nhà phân tích khác nhận định.
 
(Nguồn: cafef)

Nguồn:Internet