menu search
Đóng menu
Đóng

Khủng hoảng tài chính 2008 dưới con mắt của một “lão làng” phố Wall

14:24 02/01/2009
Irving Kahn – một "lão làng" phố Wall sống những năm 1930 chia sẻ những kinh nghiệm và nhìn nhận sự khác nhau giữa cuộc Đại suy thoái 1930 với khủng hoảng tín dụng toàn cầu 2008.
Khủng hoảng tài chính 2008 dưới con mắt của một Irving Kahn bắt đầu sự nghiệp của mình ở cái thời điểm phố Wall chìm vào suy thoái sâu đậm nhất năm 1930. Nhưng khi ông hồi nhớ lại thời kỳ đen tối đó, ông vẫn thấy mình là một trong những người may mắn. “Tôi bị cắt giảm 60 USD/tuần và tôi nhớ là ông chủ giàu có của tôi hỏi: Tại sao anh lại cười” và tôi trả lời: Tôi nghĩ ông sẽ sa thải tôi chứ”.
 
Ở cái tuổi 103, ông Kahn có lẽ là nhà phân tích tài chính nhiều tuổi nhất vẫn còn đang làm việc ở phố Wall. Ông là chủ tịch của Kahn Brothers, một hãng đầu tư ở New York và hàng ngày vẫn đến cơ quan tìm kiếm các cổ phiếu bị giảm giá trị.
 
Trong cách nhìn của ông Kahn, bản chất của vấn đề trong các thị trường tín dụng co hẹp hơn nhiều: “Đây chỉ là một cuộc khủng hoảng hạn hẹp bởi nó chỉ liên quan đến những người vay quá nhiều tiền”, ông nhận định.
 
Sụp đổ tài chính
 
Cuộc khủng hoảng này dần hé mở theo tốc độ chậm chạp trong một thời gian dài sau khi Phố Wall cá cược – đa số với khoản tiền được vay- rằng các thế chấp rủi ro nhất trong nước có thể biến thành các khoản đầu tư sinh lời khổng lồ. Tuy nhiên, đó không chỉ là kết quả của các vụ cá cược thất bại và tồi tệ về thế chấp mà còn là việc các ngân hàng đầu tư chấp nhận quá nhiều rủi ro. Đến giờ, khi họ nhận ra và hối lỗi thì hậu quả là sự phá sản của 3 hãng đầu tư lớn nhất phố Wall, trong đó có Lehman Brother.
 
Chỉ trong vài tháng qua, phố Wall cũng chứng kiến cảnh Merrill Lynch bị Bank of America thâu tóm và số phận của Bear Stearns nằm trong tay JP Morgan.
 
Thị trường con bò tót “đổ máu”
Nếu bạn đến thăm trung tâm New York, bạn có thể đi ngang qua và bắt gặp một tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, đó là hình một con bò tót hung hăng. Đây là biểu tượng về tính lạc quan trong lĩnh vực tài chính, là thuật ngữ chứng khoán chỉ một thị trường đang trên đà đi lên và các nhà đầu tư tin tưởng rằng nó sẽ tiếp tục đi lên.

Thế nhưng, hậu quả của suy thoái tài chính khiến con bò tót “đổ máu”, tất cả các thị trường chứng khoán hầu như sụt giảm hoàn toàn, còn niềm tin nhà đầu tư xuống cấp nghiêm trọng.

 

Hai ngân hàng đầu tư độc lập cuối cùng, Goldman Sachs và Morgan Stanley, đã chuyển đổi mô hình sang tập đoàn công ty mẹ. Theo mô hình này, họ sẽ phải tăng nhiều vốn hơn và đối mặt với sự giám sát gắt sao hơn. Với họ, điều này có nghĩa là “dấu chấm hết” cho một thời kỳ lợi nhuận khổng lồ.

 

Vậy với mô hình kinh doanh theo kiểu này, đây có phải là “cái chết" của Phố Wall?

 

Tất cả đã qua?

 

Giáo sư tài chính của Đại học New York, cựu đối tác quốc tế cấp cao của Goldman Sachs đưa ra nhận định: Đây không phải là cái chết của Phố Wall. Phố Wall sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ tiếp cận thị trường tài chính một cách mạnh mẽ trong tương lai.

 

Ông nghĩ rằng sẽ có một cuộc tái kiểm tra các quy tắc hiện tại mà Chính phủ và các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn. Với việc tái cơ cấu các ngành tài chính, ông nghĩ sẽ có cơ hội cho nhiều ngân hàng đầu tư nhỏ lẻ.

 

Còn đối với Irving Kahn, ông vẫn trung thành với những quy tắc đầu tư giá trị dù đây có là khủng hoảng tài chính hay khủng hoảng nào khác thì ông vẫn tiếp tục làm như vậy.

( Vitinfo)

 

Nguồn:Internet