menu search
Đóng menu
Đóng

Một số nhiệm vụ chủ yếu để phát triển công nghiệp Hải Dương năm 2009

16:37 20/01/2009
Bước sang năm 2009, công nghiệp Hải Dương tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát huy những thuận lợi và thành quả đã đạt được của những năm qua, chủ động đón bắt cơ hội thuận lợi mới. Song năm 2009 sản xuất công nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn thử thách do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, cạnh tranh hàng hóa trên thị trường trong nước, quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt, nhất là sau khi mở cửa bán lẻ thị trường Việt nam.
Định hướng và mục tiêu phát triển.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp, phát triển công nghiệp nhanh nhưng phải đảm bảo sự bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực, để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
- Tập trung phát triển những ngành chủ lực, có lợi thế như các ngành cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, may giầy, chế biến nông sản thực phẩm. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới. Tăng cường sử dụng kinh phí khuyến công có hiệu quả để thúc đẩy công nghiệp nông thôn, làng nghề phát triển.
- Mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên 14,7%; giá trị gia tăng công nghiệp chiếm tỷ trọng 40% GDP.
Các chỉ tiêu chủ yếu.
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 là 20.755,5 tỷ đồng. Trong đó công nghiệp trung ương 7.117 tỷ, tăng 8,9%; công nghiệp địa phương 4.530 tỷ (ngoài quốc doanh là 4.300 tỷ đồng), tăng 13,6%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9.108,5 tỷ đồng, tăng 20,3%.
Phân theo nhóm ngành công nghiệp cấp 1: Công nghiệp chế biến, kế hoạch sản xuất năm 2009 là 17.567,5 tỷ đồng; Công nghiệp khai thác 210 tỷ đồng, công nghiệp điện nước 2.983,5 tỷ đồng.
Một số ngành công nghiệp chủ lực: sản xuất điện phát ra 6.900 triệu Kwh, điện thương phẩm 6.230 triệu Kwh, sản xuất vật liệu phấn đấu 7,6 triệu tấn xi măng, 1,35 triệu m3 đá khai thác xây dựng. Ngành  cơ khí: lắp ráp ô tô 6.600 chiếc. Các ngành công nghiệp khác như: 71 triệu sản phẩm may mặc, giày dép các loại 9 triệu đôi,  bia các loại 55 triệu lít, Gạch Ceramic 10,2 triệu m2, dây cáp điện 6.500 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2009, toàn tỉnh phấn dấu đạt 727 triệu USD, tăng 20% so với năm 2008.
- Phát triển thêm 10 làng nghề mới.
Công tác quản lý nhà nước.
- Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Sở và các phòng, ban chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành công thương. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt các chương trình, đề án phát triển công nghiệp đã được ban hành. Định hướng phát triển công nghiệp theo quy hoạch công nghiệp được duyệt, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Đẩy mạnh tiến độ thi công dự án năng lượng nông thôn 2, nâng cao chất lượng hệ thống điện nông thôn phục vụ tốt đời sống dân sinh và nhu cầu điện cho sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "Một cửa liên thông", xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 ở cơ quan Sở Công Thương và Chi cục QLTT.
- Làm tốt công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, công tác quản lý an toàn công nghiệp- phòng chống cháy nổ, thẩm định dây chuyền thiết bị đồng bộ và tham gia tích cực công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, việc sử dụng các loại máy móc thiết bị, hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý chất lượng tiên tiến, về môi trường và an sinh xã hội.
Giải pháp thực hiện kế hoạch 2009.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010. Tập trung sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp các ngành để tháo gỡ khó khăn, vơướng mắc cho các cơ sở sản xuất CN, TTCN, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
- Tăng nhanh năng lực các ngành sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao các sản phẩm xuất khẩu, nhất là các sản phẩm cơ khí, điện tử, máy móc phục vụ nông nghiệp, ô tô, xi măng, sắt thép xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Tập trung đầu tư đẩy nhanh các dự án điện như: trạm nguồn 220 KV, ở Đức Chính - Cẩm Giàng; đường dây 110 KV Hải Dương - Phố Cao; Hải Dương - Lai Khê; đẩy nhanh tiến độ thi công các trạm 110 KV Đại An - Hải Dương; Nhị Chiểu - Kinh Môn; Phúc Điền - Cẩm Giàng; Tiền Trung - Nam Sách; Ngọc Sơn - Tứ Kỳ và thị trấn Thanh Miện và chỉ đạo Điện lực Hải Dương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng 145 trạm trung áp thuộc dự án điện nông thôn 2 (RE2) tại 11 huyện.
Thúc đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 1200 MW tại Phúc Thành, Kinh Môn và xây dựng nhà máy điện 15 MW tại Hiệp Sơn, kinh Môn. Tăng cường kiểm soát việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường các hoạt động khuyến công theo chương trình khuyến công quốc gia và địa phương để khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động nông thôn.
Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành quy định chính sách về làng nghề và nghệ nhân làng nghề để  triển khai thực hiện.
- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, tăng trưởng cao, giải quyết nhiều việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, dệt may, giầy dép, điện tử, dây và cáp điện, thủ công mỹ nghệ... nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; hàng nông sản thực phẩm, thực phẩm chế biến...
- Thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước; từng bước hiện đại hoá nền hành chính, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cơ quan Sở và Quản lý thị trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn điện,an toàn công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất...
(Sở Công Thương Hải Dương)

Nguồn:Vinanet