menu search
Đóng menu
Đóng

Ngành dệt may Trung Quốc tăng cường công tác cải tổ

16:49 09/04/2008

Các công ty dệt may Trung Quốc đang phải đối mặt với một năm khó khăn nhất khi giá đồng Nhân dân tệ (NDT), giá nguyên liệu thô tăng và lượng đơn hàng từ EU và Mỹ giảm mạnh do cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ từ giữa năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm 2008, Trung Quốc đã xuất khẩu 16,44 tỷ USD hàng dệt may, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tỉnh Quảng Đông, cơ sở xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất đất nước, xuất 3,52 tỷ USD, đạt mức giảm kỷ lục 11,3%.

Nhiều công ty dệt may của tỉnh đã buộc phải chuyển từ mô hình sử dụng nhiều lao động sang mô hình đổi mới thân thiện với môi trường và thậm chí chuyển cơ sở sản xuất sang các tỉnh vùng sâu để cắt giảm chi phí.

Thời gian từ khi nhà sản xuất nhận đơn đặt hàng tới khi giao hàng thường mất tới nửa năm, trong khi đồng NDT liên tục tăng giá khiến lợi nhuận của họ bị giảm sút. Kể từ năm 2007, chi phí giao dịch ngoại hối đã tăng 20-25%.

Chí phí lao động cũng tăng đáng kể. Lương trung bình tháng của công nhân ngành dệt may tại  thị trấn Xiqiao, thành phố Phật Sơn, một cơ sở sản xuất hàng dệt may qua trọng, đã lên tới 1.600 - 1.700 nhân dân tệ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá dầu và giá nguyên liệu thô tăng vọt cũng làm đau đầu các nhà sản xuất. Giá nguyên liệu len đã tăng 20-30% và than được sử dụng trong quá trình là ủi cũng đã tăng từ 350 NDT/tấn lên 680NDT/tấn trong năm 2007.

Những yêu cầu về bảo vệ môi trường khắt khe hơn và nguồn cung cấp điện hạn hẹp cũng gây khó khăn cho các công ty dệt may.

Năm ngoái, 8 công ty in và nhuộm tại Phật Sơn đã phải đóng cửa vì không đáp ứng được những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Điều này đã ảnh hưởng tới chuỗi ngành dệt may và do đó đã làm tăng chi phí của các công ty.

Các công ty tại Quảng Đông chỉ được cung cấp điện 4 ngày/tuần do thiếu điện. Do vậy các công ty phải mua máy phát điện động cơ diesel, khiến chi phí lại đội lên cao.

Trước tình hình trên, các công ty dệt may đã buộc phải chuẩn hóa hoạt động sản xuất và phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng.

Tại thị trấn Xijao, 17 công ty in và nhuộm đã đầu tư tổng cộng 60 triệu NDT lập các đường ống thải chất ô nhiễm vào cuối tháng 2 vừa qua.

Nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng đang tìm cách đổi mới để sống sót.

Các nhà nhập khẩu sẽ từ chối và ra đi nếu chúng tôi gợi ý tăng giá vì cạnh tranh đang rất khắc nghiệt tại Trung Quốc. Nhưng nếu chúng tôi có hàng độc đáo, chúng tôi sẽ có thế mạnh hơn, tổng giám đốc tập đoàn Soho International Group chuyên kinh doanh vải sợi tơ tự nhiên cho biết.

Việc dời chuyển các nhà máy tới vùng sâu, nơi giá nhân công và nguyên liệu thô rẻ hơn là chiến lược để vượt qua khó khăn của nhiều công ty dệt may.

Ông Zhao Yumin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại thuộc Bộ Thương mại cho biết, chỉ những công ty sử dụng chi phí hiệu quả và cải thiện năng suất liên tục thì mới có cơ hội sống sót trước tình hình cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt và chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước ngày càng tăng này.

Nguồn:Internet