menu search
Đóng menu
Đóng

Nhu cầu lương thực toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ tăng

11:23 13/09/2013

Theo Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), tăng trưởng dân số và thu nhập gia tăng rất có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu lương thực toàn cầu trong thập kỷ tới, đặc biệt ở những nền kinh tế đang phát triển.
  
  

 

VINANET - Theo Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), tăng trưởng dân số và thu nhập gia tăng rất có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu lương thực toàn cầu trong thập kỷ tới, đặc biệt ở những nền kinh tế đang phát triển. Đối với nhiều nước, nhu cầu gia tăng sẽ vượt sản lượng nội địa và đòi hỏi phải có sự gia tăng nhập khẩu. Đặc biệt, dân số tăng mạnh, thu nhập gia tăng, và tầng lớp trung lưu ở những nước đang phát triển tăng sẽ dẫn đến gia tăng tiêu thụ thực phẩm giàu đạm do người tiêu dùng thay thế thực phẩm chất lượng cao hơn đối với mặt hàng chủ lực. Tăng mức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở các nước đang phát triển sẽ dẫn đến nhu cầu tăng lên, không chỉ gia súc và sản phẩm chăn nuôi mà còn những hàng hóa được sử dụng làm thức ăn.

Tốc độ tăng trưởng dân số thế giới dự kiến ở mức trung bình khoảng 1% mỗi năm trong thập kỷ tới, thấp hơn so với tỉ lệ trung bình hàng năm 1,2% từ thập kỷ qua. Phần lớn sự tăng trưởng này ở những nước đang phát triển. Kết quả là, vào năm 2022, 82% dân số thế giới sẽ sống ở những nước đang phát triển, tăng so với 80% năm 2010. Năm 2012, 37% dân số thế giới sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ở những nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế trung bình năm dự kiến sẽ đạt 5,6% từ năm 2012 đến 2022, bao gồm Trung Quốc đạt 7,8% và Ấn Độ đạt 7,5%. Cả hai nước này dự kiến sẽ thực hiện tăng gấp đôi thu nhập thực bình quân đầu người trong thập kỷ tới. Ở những nước đang phát triển, dân số lớn hơn và thu nhập cao hơn sẽ dẫn đến kết quả tăng tiêu thụ thịt bò, thịt lợn, sữa và gia cầm do thu nhập của những người tiêu dùng thấp và trung bình ngày càng thấy những mặt hàng thực phẩm giàu đạm giá cả phải chăng hơn.

Sự gia tăng nhập khẩu thực phẩm sẽ chủ yếu đến từ các nền kinh tế đang phát triển. Những nước này dự kiến chiếm 92% mức tăng nhập khẩu thịt, ngũ cốc và hạt có dầu thế giới. Châu Phi và Trung Đông sẽ chiếm khoảng 50% sự gia tăng nhập khẩu gia cầm và thịt bò, 20% ngũ cốc và 25% dầu đậu tương thế giới. Mexico tiếp tục phát triển, tăng tiêu thụ gia cầm và thịt đỏ nên tiếp tục mở rộng ngành chăn nuôi và kết quả tăng nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Mexico dự kiến tăng nhập khẩu thịt bò, thịt lợn và gia cầm ở mức 67%, 32% và 50% theo thứ tự lần lượt vào năm 2022. Trong thập kỷ tới, Mexico sẽ chiếm xấp xỉ 25% tăng trưởng nhập khẩu thịt lợn và gia cầm thế giới.

Mậu dịch ngũ cốc thế giới dự kiến sẽ tăng 27% trong thập kỷ qua, với hầu hết sự tăng này do ngô (80% mậu dịch ngũ cốc vào năm 2022).

Thức ăn thiếu hụt ở Bắc Phi, Trung Đông, và châu Á với việc mở rộng ngành công nghiệp chăn nuôi. Nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến chiếm khoảng 40% tăng trưởng mậu dịch ngô thế giới. Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng những tấn ngô được xuất khẩu và thị phần thị trường xuất khẩu thế giới dự kiến tăng.

Dự kiến xuất khẩu ngô của Mỹ năm 2013/14 sẽ đạt 43,2 triệu tấn, ít hơn một chút so với 40% tổng xuất khẩu thế giới. Năm 2022/23, thị phần xuất khẩu ngô Mỹ trên thị trường thế giới sẽ tăng gần 46% (tương đương 63,5 triệu tấn ngô). Năm 2012, các nhà trồng trọt nam Dakota đã sản xuất gần 5% lượng ngô của quốc gia, và năm 2011 họ sản xuất hơn 5%. Giả sử những người trồng ngô tại các bang khác tiếp tục sản xuất cùng thị phần ngô của quốc gia, và xuất khẩu của Mỹ sẽ đạt hơn 20,3 triệu tấn vào năm 2022/23, nam Dakota sẽ gia tăng sản xuất gần 40 triệu bushel – 7,5% sản lượng năm 2012 – chỉ để đáp ứng nhu cầu gia tăng xuất khẩu. Sự gia tăng này không tính đến sự thay đổi trong nhu cầu ngô do mở rộng xuất khẩu gia súc.

Kể từ năm 2011, mậu dịch đậu tương và sản phẩm đậu tương toàn cầu lớn hơn mậu dịch lúa mì hoặc ngũ cốc thô. Mặc dù, thương mại toàn cầu trong tất cả các hàng hóa này dự kiến sẽ tăng hàng năm trong thập kỷ này, cùng với mậu dịch đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương sẽ tiếp tục vượt mậu dịch lúa mì và ngũ cốc thô. Nhu cầu đặc biệt mạnh mẽ đối với bột và dầu từ châu Á. Chẳng hạn, trong thập kỷ tới, Trung Quốc dự kiến chiếm 90% gia tăng nhập khẩu đậu tương toàn cầu. 

Năm 2022/23, Mỹ dự kiến tăng xuất khẩu đậu tương lên 43,8 triệu tấn, tăng so với 41,2 triệu tấn năm 2013/14. Tuy nhiên, thị phần Mỹ trong tổng xuất khẩu đậu tương thế giới sẽ giảm chỉ còn 30% - giảm so với 39,2% mức hiện tại. Phía nam Dakota sản xuất gần 4,7% lượng đậu tương của quốc gia. Giả định, các nhà trồng trọt đậu tương ở các bang khác tiếp tục sản xuất cùng thị phần đậu tương của quốc gia, và Mỹ xuất khẩu hơn 2,6 triệu tấn đậu tương năm 2022/23 so với mức hiện tại, phía nam Dakota sẽ tăng sản xuất 4,5 triệu bushel – hơn một chút so với 3% sản xuất năm 2012. Nhu cầu sản xuất đậu tương đối với phía nam Dakota sẽ cao hơn dự kiến này, do Mỹ sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn khô đậu tương năm 2022/23 và 1,2 triệu tấn dầu đậu tương, tăng so với 8,8 triệu tấn và 0,5 triệu tấn theo thứ tự lần lượt năm 2013/14. Giống như ngô, sự gia tăng này do nhu cầu gia tăng xuất khẩu gia súc.

Phía nam Dakota đã tăng mạnh sản xuất ngô và đậu tương, đặc biệt từ năm 1980.

Reuter

Nguồn:Internet