menu search
Đóng menu
Đóng

Pakistan: Xuất khẩu gạo có thể giảm 22%

12:29 27/08/2010
Xuất khẩu gạo từ Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, có thể giảm 22% trong năm nay do hạn hán. Liên Hiệp quốc cảnh báo thiệt hại do lũ lụt đối với hạ tầng cơ sở ở nước này có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều năm liền.

Theo nguồn tin Bloomberg, xuất khẩu gạo từ Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, có thể giảm 22% trong năm nay do hạn hán. Liên Hiệp quốc cảnh báo thiệt hại do lũ lụt đối với hạ tầng cơ sở ở nước này có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều năm liền.

Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Pakistan, Malik Jahangir, cho biết xuất khẩu có thể giảm xuống chỉ 3,5 triệu tấn sau khi hạn hán làm thiệt hại tới 20% mùa màng của Philippine. Tuy nhiên, nước này sẽ không cần nhập khẩu.

Việc sản lượng giảm ở Pakistan có thể làm hạn chế mức tăng sản lượng gạo toàn cầu, bởi mưa cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới sản lượng của Trung Quốc – nơi đóng góp 1/3 sản lượng gạo thế giới. Điều đó cũng sẽ làm hạn chế nguồn cung dành cho các nước nhập khẩu trong đó có Philippine, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, và có thể đẩy giá tăng lên.

Giá gạo thô kỳ hạn tại Chicago đã tăng 16% kể từ sau khi giảm xuống chỉ 9,55 USD/100 lb hồi 30/6, mức thấp nhất trong vòng hơn 3 năm, do đồn đoán rằng giá lúa mì tăng có thể khiến các nhà nhập khẩu chuyển sang mua gạo.

Lần đầu tiên kể từ tháng 3/2008, giá gạo trở nên rẻ hơn lúa mì vào ngày 15/7/2010. Lúc đóng cửa phiên giao dịch 26/8/2010, gạo kỳ hạn tháng 9 đạt mức giá 11,26 USD/100 lb, còn kỳ hạn tháng 11 đạt 11,53 USD tại sở giao dịch nông sản Chicago.

Lũ lụt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế Pakistan trong năm nay và để lại nhiều hậu quả lâu dài về sau.

Trận lụt bắt đầu từ tháng 7 và đã tàn phá 1/5 quốc gia Nam Á - ngang bằng với diện tích của nước Uruguay, trong đó có 1,93 triệu mẫu đất cây gieo trồng, tương đương 776.666 hecta. Lũ lụt có thể sẽ đẩy giá thực phẩm và chi phí vận chuyển tăng lên. 

Sản lượng bông có thể sẽ giảm còn 11,76 triệu kiện so với ước tính 14 triệu kiện hồi đầu mùa vụ. Bông là nguyên liệu quan trọng cho ngành xuất khẩu chủ lực dệt may, và là một trong những nguồn thu chính từ xuất khẩu của Pakistan.

Theo thông tin của Liên Hợp Quốc, đợt thiên tai này đã ảnh hưởng tới gần 20 triệu người, 1.500 người chết, 1.200 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy.

Các chi phí kinh tế, xã hội để giải quyết hậu quả lũ lụt sẽ đặt gánh nặng lớn lên ngân sách của chính phủ.

Theo chuyên gia của Moody's, thâm hụt ngân sách sau lũ lụt ước tính có thể tăng đến 6-7% GDP so với mức 4,5% trước đó. Nợ nước ngoài của Pakistan hiện là 55,63 tỷ USD.

Moody đã ngừng nâng xếp hạng tín dụng của Pakistan trong những tháng tới do sự tàn phá của lũ lụt và các thách thức khác đối với kinh tế nước này.

Chính phủ của tổng thống Asif Ali Zardari đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế.

Nguồn hỗ trợ ước tính 43 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ Quốc tế và các nước phương Tây có thể sẽ giúp Pakistan chống đỡ với nguy cơ vỡ nợ và ứng phó với các thiệt hại.

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu cũng cam kết hỗ trợ 500 triệu USD.

 Các thảm họa thiên nhiên gần đây là trở ngại lớn nhất cho nền kinh tế Pakistan. Sau nhiều năm tăng tưởng mạnh mẽ, nền kinh tế nước chững lại vào năm 2008 do bội chi ngân sách, thiêu hụt năng lực cạnh tranh xuất khẩu, lạm phát cao và bất ổn về chính trị.

Chỉ số chứng khoán Pakistan, KSE-100 giảm 7% trong tháng 8 nhưng đã tăng 4% trong năm nay.

 Đồng Rupee của Pakistan, một trong những loại tiền tệ yếu nhất châu Á những năm gần đây, đã giảm mức kỷ lục 1 USD ăn 85,84 rupee ngày 2/8.

 FAO đã điều chỉnh giảm sản lượng lúa toàn cầu xuống 707,4 triệu tấn trong năm nay (tương đươnog 470 triệu tấn gạo), thấp hơn mức kỷ lục 710 triệu tấn dự báo hồi tháng 4, bởi hạn hán ở khu vực sông Mêkông ảnh hưởng tới mùa vụ.

Trong báo cáo mới nhất, FAO dự báo sản lượng của Pakistan và Trung quốc sẽ tăng khoảng 1% trong niên vụ với, đạt lần lượt 6,8 triệu tấn và 136,18 triệu tấn.

(Vinanet)