menu search
Đóng menu
Đóng

Pakistan: Xuất khẩu hàng dệt đối mặt với khoản thua lỗ 4,8 tỷ Rupee

09:39 20/03/2009
Xuất khẩu hàng dệt của Pakistan đang phải đối mặt với khoản thua lỗ 4,8 tỷ Rupee khi một loạt khách hàng ở EU, Nga và Mỹ từ chối nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan do kinh tế khó khăn. Theo một nguồn tin, gần 200 container chở hàng dệt từ Pakistan đang bị kẹt tại Nga, EU và Mỹ. Một nhà xuất khẩu Pakistan cho biết: “Mỗi container chứa hàng dệt có trị giá 0,3 triệu USD và tổng số hàng hóa đang mắc kẹt trị giá 60 triệu USD”
Nhà xuất khẩu này nói thêm: “Thật không may mắn, hầu hết các khách hàng của chúng tôi đều thuộc khu vực EU và Mỹ và họ đã từ chối nhận container hàng mà họ đã đặt trước đây. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu sang Nga đang phải đối mặt với khoản thua lỗ khổng lồ khi đồng Ruble của Nga bất ngờ mất giá 40% so với USD”       

Ngành công nghiệp dệt đang lâm vào khủng hoảng khi mà giá cả thành phẩm cao do giá gas và giá điện tăng mạnh. Trong khi đó mục tiêu xuất khẩu mà chính phủ Pakistan đặt ra cho ngành dệt trong năm tài khóa 2008-2009 là 11 tỉ USD (trung bình 923 triệu USD/tháng)       

Xuất khẩu của Pakistan trong 7 tháng đầu năm tài khóa đã giảm 3,79% so với cùng kỳ năm 2007-2008. Giá trị xuất khẩu hàng dệt trong giai đoạn tháng 1- tháng 7 (2008-2009) là 5,82 tỷ USD, thấp hơn mức 6,05 tỷ USD của giai đoạn tháng 7- tháng 1 (2007-2008). Tương tự như vây, xuất khẩu hàng dệt trong tháng 1/2009 giảm 8,98% so với tháng 12/2008.
           
Tháng qua, lượng gas cung cấp cho ngành công nghiệp đã giảm 50%. Một nhà xuất khẩu cho biết ngành công nghiệp dệt cần lượng gas lớn để chạy máy móc. Sự thiếu gas và điện sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, đã có nhiều nhà đầu tư quay sang hợp tác với các doanh nghiệp của Bangladesh và Ấn Độ.      

Nhà xuất khẩu Pakistan cho hay: “Xuất khẩu dệt của Pakistan đã đánh mất tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì thế mà đơn đặt hàng của khách nước ngoài đã giảm 20-25% so với năm trước. Vì đơn đặt hàng giảm nên ngành công nghiệp dệt đã phải giảm lượng bông mua từ các nhà máy cán bông. Và đó cũng là lý do mà hàng triệu kiện bông vẫn đang nằm trong kho của các nhà máy cán”
 
Vinatex

Nguồn:Internet