menu search
Đóng menu
Đóng

Philippines: Thị trường xuất khẩu tiềm năng của gạo Việt Nam

16:27 15/07/2011
Những năm gần đây, để phục vụ nhu cầu tiêu thụ lương thực trong nước, Philippines tăng cường nhập khẩu gạo. Năm 2010, quốc gia này đã nhập khẩu 2,13 triệu tấn gạo trong đó có 1,47 triệu tấn là nhập khẩu từ Việt Nam.

Những năm gần đây, để phục vụ nhu cầu tiêu thụ lương thực trong nước, Philippines tăng cường nhập khẩu gạo. Năm 2010, quốc gia này đã nhập khẩu 2,13 triệu tấn gạo trong đó có 1,47 triệu tấn là nhập khẩu từ Việt Nam.

Với dân số hơn 100 triệu người, hiện Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Việt Nam là một trong những nhà cung cấp gạo chính cho thị trường Philippines. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh qua các năm.

Trong 5 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines đạt 3,367 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,657 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và 10,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5/2011, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines 310,7 nghìn tấn, đạt kim ngạch 145,3 triệu USD và là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của gạo Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo các hợp đồng Chính phủ nên về lâu dài không tạo ra sự chủ động cho các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng các hợp đồng thương mại tạo sự năng động trong thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc linh hoạt giá và tránh ứ đọng gạo tồn kho.

Người Philippines đang hình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn chất lượng của các nước phát triển có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, song với phần đông người tiêu dùng thu nhập trung bình thì nhu cầu sử dụng mặt hàng gạo giá cả vừa phải vẫn là chủ yếu.

 Ngoài việc nhập khẩu gạo như hiện nay, Philippines cũng đã đẩy mạnh hơn trong việc sản xuất với hy vọng trở thành nước tự cung cấp và xuất khẩu trong năm 2013. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì về lâu dài Philppines ít có khả năng tự cung cấp hoàn toàn nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước do thổ nhưỡng chủ yếu là các đảo rời rạc không có đồng bằng và khí hậu ít thuận lợi./.

 (ĐCS)

Nguồn:Tin tham khảo