menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường gạo thế giới tuần 1 – 8/10: Indonexia mua nhiều gạo nhất kể từ 2007

14:36 08/10/2010

Việc Indonexia mua gạo hỗ trợ giá gạo Thái Lan và Việt Nam trong tuần qua.
  
  
    * Cung gạo Việt Nam sẽ khan hiếm sau khi bán cho Indonexia
   * Giá gạo Thái Lan tăng do tin tức về hợp đồng, đồng Baht mạnh

Indonesia đã ký kết các hợp đồng để mua 500.000 tấn gạo của Việt Nam và Thái Lan, lượng mua nhiều nhất kể từ năm 2007, nhằm giảm giá gạo trong nước. 

Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) cho biết tuần trước rằng các kho dự trữ gạo của Indonesia đã ở mức thấp và giá gạo trong nước cao, vì thế buộc phải nâng mức dự trữ gạo trong các kho.

Indonexia muốn đạt tự cung tự cấp gạo, song cho tới nay chưa đạt mục tiêu đó.

Đây là lần đầu tiên trong năm nay Indonexia tham gia vào thị trường nhập khẩu gạo, khi mua 200.000 tấn gạo dự trữ của Thái Lan (Kỳ hạn tháng 12) và 300.000 tấn của Việt Nam.

Gạo 100% B của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã tăng lên 500 USD/tấn, so với 495 USD/tấn tuần qua, mặc dù đồng Baht tăng giá mạnh ảnh hưởng tới xu hướng tăng giá – hợp đồng ký với Jakarta tính theo USD.

Giá gạo Thái Lan đã giảm khoảng 16% từ đầu năm tới nay. Trong mấy tuần qua, gạo Thái đã tăng giá trở lại, song chủ yếu do đồng Baht tăng giá mạnh, buộc các nhà xuất khẩu phải chuyển sang giá chào bán.

Baht Thái đã vượt mức 30 Baht/USD trong ngày 6/10/2010 và triển vọng sẽ còn tiếp tục tăng.

Indonexia đã mua 1,4 triệu tấn gạo trong năm 2007, và kể từ đó nhập khẩu liên tục giảm, xuống 289.274 tấn năm 2008. Mặc dù Chính phủ không mua gạo trong năm 2009, nhưng vẫn có một số hợp đồng mua gạo chất lượng cao do tư nhân tiến hành.

Tại Bangkok, các quan chức trong ngành và chính phủ đã cho biết Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã bán 200 ngàn tấn gạo cho Bulog từ kho dự trữ của chính phủ.

"Thỏa thuận này đã được ký kết và việc giao hàng sẽ bắt đầu vào tháng 12. Hiện họ đang bàn về thoả thuận mua bán khác khoảng 300 ngàn tấn", một thương nhân có trụ sở ở Bangkok nói.

Một quan chức chính phủ Thái Lan đã từ chối xác nhận thỏa thuận mua bán thứ hai có thể đạt gần 300 ngàn tấn.

Tuy nhiên, việc Indonexia mua gạo chưa chắc sẽ có ảnh hưởng lớn tới giá gạo Thái Lan bởi nước này còn nhiều gạo để bán.

Tuy nhiên, hợp đồng bán 300.000 tấn gạo có thể làm khan hiếm thêm nguồn cung ở Việt Nam, và đẩy giá gạo Việt Nam tăng hơn nữa.

Nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, công ty Vinafood 2, đã ký kết thoả thuận bán 300 ngàn tấn gạo loại 15% tấm cho Bulog, giao hàng vào cuối năm nay.

Việt Nam đang bắt đầu bốc xếp gạo cho xuất khẩu, trong khi nguồn cung xuất khẩu chỉ ở mức hạn hẹp.

Do các nguồn cung cấp gạo có thể xuất khẩu là không nhiều, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ngừng cho phép các công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo từ tháng 11 trở đi.

Trước khi có thông tin về xuất khẩu gạo cho Indonexia, gạo 5% tấm ở Việt Nam có giá 460 USD/tấn, FOB, giảm so với 475 USD/tấn một tuần trước đó, trong khi gạo 25% tấm vững ở mức giá 435 - 440 USD/tấn.

Về những thông tin liên quan, trong một cuộc hội thảo tại Phnom Pênh ngày 01 tháng 10 năm 2010 xuất khẩu gạo Campuchia vào thị trường Liên minh Châu Âu, các cơ sở chế biến lúa gạo tại Campuchia vẫn còn lạc hậu, nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu gạo.

Cambodia, một trong những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, cho biết xuất khẩu gạo của họ sang Châu Âu sẽ đạt 40.000 tấn trong năm nay.

Một phái đoàn của Campuchia, bao gồm các quan chức Chính phủ và các đại diện của ngành, đã kêu gọi người mua thảo luận về các vấn đề mua bán. Đại diện của 9 chủ nhà máy xay xát gạo, bao gồm 2 công ty tư nhân; và 4 đại diện chính phủ của Bộ Thương mại đã đến thăm Bỉ, Pháp, Hà Lan, Đức và Ba Lan từ ngày 22 - 24 tháng 9 để tìm kiếm các cơ hội cho xuất khẩu gạo.

Trong chuyến viếng thăm này, các quan chức trong ngành đã gặp gỡ các thương nhân và nhà phân phối gạo châu Âu để tìm hiểu thêm về các quy định và tiêu chuẩn chất lượng cần thiết để tiếp cận thị trường châu Âu.

Đoàn đã nhận thấy rằng niềm tin và độ tin cậy là vấn đề quan trọng nhất đối với người mua châu Âu, đặc biệt là việc giao hàng đúng hạn. Bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng và giá cả cạnh tranh cũng là các vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nhà mua hàng châu Âu.

Campuchia đang tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển lĩnh vực xay xát lúa gạo còn non trẻ của mình nhằm gia tăng lợi nhuận từ việc gieo trồng lúa gạo. Phần lớn gạo xuất khẩu của Campuchia hiện được xuất khẩu sang Việt Nam để xay xát và tái xuất khẩu.

Tháng trước, Campuchia đã xuất khẩu gạo trị giá 583.000 USD đến các quốc gia Lithuania, Ba Lan, Nga và Estonia.

Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Campuchia đã tập trung xuất khẩu tổng cộng 7-10 ngàn tấn gạo đến các quốc gia châu Âu bao gồm Pháp, Lithuania,, Đức, Estonia và Latvia trong phần hợp đồng còn lại của năm 2010.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan dự tính xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ giảm xuống 8,6 triệu tấn trong 10 năm tới, do sự cạnh tranh từ phía Việt nam.

Vẫn duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, song xuất khẩu gạo Thái đã giảm trong 6 năm qua. Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu từ 6 đến 7,5 triệu tấn. Như vậy, Thái Lan sẽ mấtg một phần thị phần ở thị trường Asean.

Theo phân tích của Phòng Thương mại và Công nghiệp, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu gạo nhờ tăng năng suất. Việt Nam có thể sản xuất 826 kg gạo trên mỗi rai (1.600 m2), trong khi Thái Lan chỉ có thể sản xuất 448 kg/rai. Việt Nam cũng đang giảm chi phí sản xuất và hợp tác với các nước láng giềng như Campuchia trong việc sản xuất gạo.

Tuy nhiên, Thái Lan cũng đang nỗ lực tăng năng suất lúa gạo của mình và tăng thu nhập cho người nông dân. Thái Lan cũng đã tái xây dựng thị trường gạo ở khu vực Asean và các quốc gia khác bằng việc xác định loại gạo nào xuất khẩu hiệu quả sang từng thị trường.

(Vinanet)