menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường gạo thế giới tuần 16 – 23/12/2010: giá giảm, giao dịch chậm lại

16:20 23/12/2010

Thị trường gạo thế giới đang trong xu hướng giảm giá. Trong tuần 16 – 23/12/2010, giá gạo Thái Lan đã giảm 4%, cùng xu hướng với giá ở Việt nam, do nhu cầu chậm lại trước kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới.
  
  
  * Giá giảm 4% ở Thái Lan
   * Nhu cầu dự kiến sẽ hồi phục vào tháng 1

Thị trường gạo thế giới đang trong xu hướng giảm giá. Trong tuần 16 – 23/12/2010, giá gạo Thái Lan đã giảm 4%, cùng xu hướng với giá ở Việt nam, do nhu cầu chậm lại trước kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới.

Tuy nhiên, một số thương gia cho biết giá có thể hồi phục vào năm mới, nhất là khi sản lượng vụ này của Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thấp hơn nhiều so với dự kiến sau khi lũ lụt mấy tháng gần đây.

Gạo 100% B của Thái Lan giá giảm xuống 540 USD/tấn, FOB, so với 555 USD/tấn tuần trước, còn gạo 5% tấm giảm 20 USD/tấn xuống 525 USD/tấn.

Nhu cầu từ các nhà xuất khẩu lúc này thấp bởi họ đã mua đủ dùng trước kỳ nghỉ lễ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Thái Lan trong niên vụ 2010/11 giảm nhẹ do thiệt hại trong vụ mùa chính của nước này trong trận lụt gần đây được bù đắp phần nào bởi sản lượng gạo vụ mùa khô.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, giao dịch cũng chậm lại bởi khách hàng từ các công ty giao dịch Châu Âu đã dừng mọi hoạt động giao dịch để nghỉ lễ.

Gạo 5% tấm đã giảm giá xuống mức 495 USD/tấn, FOB Cảng Sài gòn, thấp hơn cả mức giá sàn 540 USD/tấn. Gạo 25% tấm giá 470 USD/tấn, thấp hơn 10 USD/tấn so với giá sàn.

Tuần qua nhiều nhà xuất khẩu đã dừng báo giá bởi giá sàn cao trong khi nhu cầu thấp.

Từ ngày 3/12 Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nâng giá sàn gạo xuất khẩu loại 5% tấm lên 540 USD/tấn, và gạo 25% tấm lên 480 USD/tấn.

Dự trữ ở Việt nam đã giảm trước vụ thu hoạch tới, bắt đầu từ cuối tháng 2, và giá có thể sẽ còn giảm hơn nữa.

Vụ thu hoạch hiện tại ở Thái Lan cũng ảnh hưởng tới giá, và một số thương gia cho biết thị trường có thể sẽ hồi phục vào tháng 1 và 2 nếu lũ lụt gần đây làm giảm sản lượng.

Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, vẫn chưa có kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2011. Chủ tịch Angelito Banayo của NFA cho biết quyết định nhập khẩu gạo chưa cần phải vội vì lượng dự trữ còn dồi dào, cần xem xét về kế hoạch tự túc lương thực trong lộ trình 3 năm. Ông cũng cho rằng nước này thiếu khoảng 1,4 triệu tấn gạo trong năm 2011. Dự kiến kế hoạch nhập khẩu gạo sẽ được đưa ra vào một cuộc họp khác trong tháng này. Banayo cũng cho biết NFA có vai trò giữ ổn định giá lúa gạo nội địa hiện đang phải đối mặt với khoản nợ lên đến 100 tỷ Peso, tương đương 2,3 tỷ USD.

Thị trường gạo nội địa Philippines đang chịu một sức ép tăng giá mạnh khi chênh lệch giữa giá bán của Chính phủ và giá “tự do” ngày càng cao. Điều này có thể càng gây sức ép để Chính phủ xuất kho gạo nhằm hạ nhiệt thị trường. Diễn biến này nếu kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng đến dự trữ trong kho của Chính phủ, gây sức ép cho việc nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, mới đây Philippines lại tuyên bố lượng gạo tồn kho còn đủ cho tiêu dùng trên 100 ngày.

Cũng có thể Philippines đang tính toán về phương án nhập khẩu gạo vào thời điểm nào sẽ hiệu quả nhất trong năm 2011. Nếu rơi ngày vào tháng 1/2011 thì nguồn cung còn rất hạn hẹp, nên có khả năng nước này sẽ tiến hành nhập khẩu vào tháng 2 trở đi. 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo niên vụ 2010/11 của Phillipine giảm 0,3 triệu tấn so với dự báo tháng trước do ảnh hưởng của Siêu bão Megi nhưng tăng 0.7 triệu tấn so với mức sản lượng năm ngoái. Sản lượng gạo niên vụ 2010/11 của Phillipine giảm 0,3 triệu tấn so với dự báo tháng trước do ảnh hưởng của Siêu bão Megi nhưng tăng 0.7 triệu tấn so với mức sản lượng năm ngoái mặc dù nước này cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết.

Theo USDA, lượng gạo xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2010/11 chỉ giảm khoảng 0,35 triệu tấn so với tháng trước do lượng gạo xuất khẩu dự kiến của Hoa Kỳ, Pakistan, Burma và Thái Lan sụt giảm mặc dù sản lương gạo xuất khẩu của Australia tăng đáng kể.

Sản lượng gạo nhập khẩu của Bangladesh và Indonesia được dự báo sẽ tăng nhưng sản lượng gạo nhập của Phillipine và Australia sẽ giảm. Mức dự trữ gạo cuối kỳ của thế giới của niên vụ 2010/11 được dự báo đạt 94.3 triệu tấn, gần như không đổi so với dự báo tháng trước nhưng giảm 1.1 triệu tấn so với năm ngoái.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Mari Elka Pangestu ngày 20/12 cho biết nước này sẽ tăng lượng gạo nhập khẩu trong năm nay lên mức 1 triệu tấn. Bà Mari Elka cho biết sẽ tiếp tục nhập khẩu 200 tấn gạo từ Việt Nam. Bà cũng cho biết Chính phủ Indonesia đã quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu gạo theo đề nghị của Cơ quan hậu cần quốc gia. Nhập khẩu gạo là một phần nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm duy trì kho dự trữ gạo đạt ít nhất 1,5 triệu tấn vào cuối năm 2010. Cho đến nay, Indonesia đã thỏa thuận nhập khẩu 850.000 tấn gạo. Theo Bộ trưởng Mari Enca Panghextu, số gạo nhập khẩu thêm là từ Việt Nam và Thái Lan.

Vào ngày 3/12, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa xác nhận Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia sẽ nhập khẩu trên 250.000 tấn gạo từ Thái Lan để bổ sung cho 600.000 tấn gạo đã nhập trước đó.

Trung Quốc sẽ tăng sản xuất gạo tẻ trong năm tới và đồng thời cũng đang khuyến khích nông dân trồng ngô.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tiêu thụ gạo tẻ ở nước này đang tăng nhanh, trong khi điều kiện thời tiết bất lợi ở những khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng sản lượng. Nguồn cung gạo tẻ ở Trung Quốc năm nay đã rơi vào tình trạng khan hiếm, đẩy giá tăng mạnh.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nobutaka Tsutsui cho biết Nhật Bản đang có kế hoạch tăng cường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lên 200.000 tấn một năm, hiện nay xuất khẩu gạo của Nhật Bản chỉ có 90 tấn. Bộ trưởng tiết lộ kế hoạch của ông sau khi Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đạt được thỏa thuận mở rộng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản như gạo và rau với Tập đoàn phát triển nông nghiệp quốc gia Trung Quốc.

Trong chuyến viếng thăm ba ngày tới Trung Quốc, ông Tsutsui cho biết Trung Quốc ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản tăng cường xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.

Các món ăn Nhật Bản đang được phổ biến tại Trung Quốc, nhưng giá tương đối cao. Sau đó người tiêu dùng Trung Quốc có chấp nhận mức giá tương đối cao của gạo và các sản phẩm khác của Nhật hay không sẽ là mấu chốt dẫn đến thành công của thỏa thuận.

Ông Tsutsui nhấn mạnh đến sự an toàn và chất lượng cao đối với mặt hàng nông sản của Nhật Bản, trong cuộc họp với các quan chức nhà nước Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc hưởng ứng tích cực đối với kế hoạch của Tsutsui.

Trước đó, Nhật Bản đã tạm ngưng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vào năm 2003 do việc sửa đổi các quy tắc kiểm dịch của Bắc Kinh và hai nước đã nhất trí bắt đầu giao thương lại vào tháng 4/2007, nhưng doanh số bán hàng giảm do giá gạo Nhật Bản cao.

Diễn biến giá gạo

Loại

23/12

16/12

9/12

Thái lan, 100% B

540

550

555

 

525

545

530

Việt Nam, 5% tấm

495

 

 

Việt Nam, 25% tấm

470

 

 

(Vinanet)