menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường hàng hóa tuần từ 18 đến 22/3/2013

09:34 25/03/2013

Giá cà phê vẫn tăng; giá lúa gạo trong nước tiếp tục khá ổn định so với tuần trước đó. ;Đường: Tồn kho tăng cao ,...
  
  

 
Cà phê: Giá cà phê vẫn tăng

Nối tiếp đà tăng từ tuần trước, giá cà phê nhân xô thu mua trong nước và chào bán xuất khẩu của Việt nam tiếp tục đi lên trong tuần qua. Triển vọng vụ mùa không khả quan tại Việt Nam là một trong những nhân tố chính nâng đỡ giá.

Cuối tuần qua, giá cà phê nhân xô tại thị trường Đắk Lắk, Lâm Đồng, GiaLai, Đăknong tăng từ mức 44.000 – 44.400 đ/kg lên đạt 44.500 – 45.000 đ/kg (tùy địa phương và chất lượng).

Giá cà phê xuất khẩu FOB tại Tp.HCM trong khi đó cũng tăng từ mức 2.103 USD/tấn lên đạt 2.113 USD/tấn. Mức trừ lùi chính thức của giá cà phê xuất khẩu chào bán của nước ta so với hợp đồng kỳ hạn chính giao tháng 5/2013 tại London tiếp tục giảm từ -60 USD/tấn xuống còn -40 USD/tấn. Trên thực tế, một số nhà xuất khẩu đã đàm phán ở mức trừ lùi thậm chí còn thấp hơn.

Lúa gạo:

Trong tuần qua, giá lúa gạo trong nước tiếp tục khá ổn định so với tuần trước đó. Cụ thể, tại ĐBSCL, giá lúakhoo tuần quakhoong đổi với lúa hật dài (lúa loại II) ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu tuần qua cũng ổn định với loại I làm ra gạo 5% tấm duy trì ở mức 6.850-6.900 đ/kg, loại II làm ra gạo 25% tấm ở mức tuần trước đó là 6.600 – 6.700 đ/kg.

Giá gạo thành phẩm xuất khẩu không bao bì tại mạn trong tuần qua ổn định đến tăng nhẹ so với một tuần trước đó. Cụ thể, giá gạo 5% tấm duy trì ở mức 8.050-8.150, gạo 15% tăng nhẹ từ mức 7.500 – 7.600 đ/kg lên đạt 7.600 – 7.700 đ/kg, gạo 25% tấm từ mức 7.200 – 7.300 đ/kg lên đạt 7.300 – 7.400 đ/kg.

Hai tháng đầu năm 2013 cả nước đã xuất khẩu đwocj 744.408 tấn với trị giá FOB là 331.093 triệu USD, trị giá CIF là 338 triệu USD, đơn giá bình quân FOB đạt 444,77 USD/tấn.Nếu so với cùng kỳ năm 2012, về số lượng xuất khẩu tăng 19,4% về trị giá theo giá FOB tăng 4,6% và theo giá CIF tăng 2,4%, nhưng đơn giá bình quân lại giảm 62,9 USD/tấn.

Theo hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo lũy kế đến ngày 28/2/2013 được 2,981 triệu tấn (bao gồm cà 611.000 tấn năm 2012 chuyển sang) tăng 95,7% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hợp đồng còn lại giao hàng từ tháng 3/2013 là 2,237 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung là 412 ngàn tấn và hợp đồng thương mại là 1,825 triệu tấn.

Đường: Tồn kho tăng cao

Theo số liệu thốngkee của Hiệp hội mía đường Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, lượng đường tồn kho khoảng 400.00 tấn, mức tồn kho cao nhất từ trước đến nay. Đó là chưa kể trưng bình mỗi ngày có hơn 1.000 tấn đường nhập lậu vào nọi địa. Nhiều nhà máy đường đang rơi vào tình trạng bế tắc, mặc dù giảm giá song tiêu thụ vẫn rất chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là mức tiêu thụ không tăng trong khi sản xuất tăng.

Giá đường trong nước tuần qua dao động quanh mức 23.000-25.000 đ/kg đối với đường trăng RE.

Trước tình trạng lượng đường tồn kho tăng cao, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn đường giá rẻ Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam, bên cạnh đó, cấp phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu đường với số lượng lớn bằng nhiều hình thức khác nhau. Đề nghị này mới đây đã được lãnh đạo Bộ Công Thương chấp nhận.

Thủy sản: Giá tôm sú tăng cao

Tuần qua, giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đã tăng cao kỷ lục trong bốn năm gần đây.

Cụ thể, giá tôm sú sống loại 30 con/kg giá trên 300.000 đồng, loại 20 con/kg giá 340.000 đồng, tôm muối đá loại 30 con/kg giá 190.000 đồng.Mức giá này tăng so với cùng kỳ khoảng 50.000 đ/kg tùy theo loại.

Theo người nuôi tôm, giá tôm sú tăng mạnh là do nguồn nguyên liệu trên thị trường khan hiếm, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp mới bước vào đầu vụ, còn tôm nuôi quảng canh lại mất mùa.

Bên cạnh đó, nhu cầu tôm cho xuất khẩu chưa mạnh, thị trường đang nghiêng về tiêu thụ nội địa, nên nhu cầu thu mua sú sống (tôm sú chạy ôxy) rất lớn và giá lại cao hơn tôm sú ướp lạnh khoảng 100.000 đ/kg.

Hóa chất, phân bón

Tại chợ đầu mối Trần Xuân Soạn, Q7, HCM: thị trường tiếp tục trạng thái trầm lắng kéo dài, nhu cầu ở mức thấp, hoạt động giao dịch yếu.

Tại miền Trung – Tây Nguyên, thị trường giao dịch yếu, nhu cầu vẫn ở mức thấp, lượng hàng tiêu thụ giảm, hoạt động giao dịch trầm lắng.

Tại khu vực cửa khẩu Bát Xát, lượng hàng về ổn định so với đầu tuần với mức giá không đổi từ nhiều ngày trước: ure hạt trong 2.300 NDT/tấn, ure hạt đục 2.290 NDT/tấn. Tuy nhiên lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng chậm lại.

Hiện các doanh nghiệp trong nước không giải phóng được hàng đi, trong khi giá vẫn không đổi: Giá phân bón tại cửa khẩu Bát Xát, phân DAP Trung Quốc 64% đạt mức 11.100 đ/kg, DAP Trung Quốc 60% 11.000 đ/kg, U re Trung Quốc hạt trong 8.000 đ/kg, Urê Trung Quốc hạt đục 7.900 đ/kg.

 

Nguồn:Vinanet