menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường Nhật : Điểm đến lý tưởng cho các nhà xuất khẩu quần áo Châu Á

15:49 27/03/2009
Gần đây, chính phủ Nhật Bản thông báo việc lên kế hoạch chuẩn bị nhập khẩu quần áo từ các nguồn khác ở châu Á ngoài Trung Quốc, do nguồn nhập khẩu từ quốc gia này ngày càng đắt đỏ hơn. Với nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm ,không đảm bảo sẽ có các đơn hàng cho ngành dệt may, tuyên bố này của Nhật Bản đã mang lại những tia sáng mới ở cuối con đường cho những nhà xuất khẩu hàng may mặc tại châu Á.
Thị trường quần áo Nhật Bản
 
Thị trường may mặc Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới. Thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo, và có trị giá khoảng 28 tỷ USD.
 
Có thể thấy thị trường nhập khẩu quần áo Nhật Bản vẫn mở cửa chào đón các nước xuất khẩu.
 
Nhiều nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu của Nhật Bản đã chuyển các dây chuyền sản xuất của mình ra nước ngoài, tỷ lệ tăng lên 50% trong vòng tám năm qua.
  
Những sản phẩm dạo phố thông thường, ví dụ như đồ Jean ,áo phông ,quần áo văn phòng hay quần áo thể thao có thể là những thị trường tiềm năng tại Nhật Bản. Ngoài ra, các sản phẩm như áo chui và áo khoác và cũng là những thị trường tốt.
 
Phụ nữ Nhật Bản thích khoác lên mình những bộ cánh hợp thời trang , theo phong cách.
 
Thị trường cũng bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế nên nhiều nhà sản xuất may mặc đã tái cơ cấu một số dây chuyền sản xuất, ngừng sản xuất một số thương hiệu. Họ đang tập trung chú trọng về mặt lợi nhuận hơn là doanh thu.
 
Chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài là một trong những chiến lược nhằm giảm thiểu chi phí.

 
Chính sách Nhật Bản ưa chuộng nhập khẩu từ Châu Á
 
Nhật Bản hiện đang đàm phán với các nước châu Á để nhập khẩu quần áo miễn thuế. Phần lớn quần áo ở quốc gia này hiện đang nhập từ các quốc gia khác, trong đó Trung Quốc chiếm 93%.
 
Nhiều chuyên gia phân tích công nghiệp dự đoán rằng với những tuyên bố gần đây của Nhật Bản, quần áo xuất khẩu từ Trung Quốc đến đây có thể giảm 27% tới mức 50%, từ mức 77% hiện nay. Trong tổng số may mặc xuất khẩu của Trung Quốc, 77% là đến Nhật Bản.
 
Họ tiếp tục khẳng định rằng, nếu điều này xảy ra, nó có thể thay đổi hiện trạng nhiều ngành công nghiệp may mặc tại những quốc gia như Ấn Độ và Bangladesh , cũng như tăng lợi nhuận cho họ.
 
Kể từ giữa năm 2008, Nhật Bản thể hiện sự quan tâm nhất định đến mặt hàng may mặc của Bangladesh.Có khả năng tổng kim ngạch may mặc xuất khẩu có thể tăng gấp đôi ở Bangladesh và một số nước Đông Nam Á.
 
Xuất khẩu may mặc chiếm 20% trong tổng GDP của Ấn Độ. Trong đó, xuất khẩu của Ấn Độ vào Hoa Kỳ và Châu Âu chiếm 77% trong tổng kim ngạch. Trì trệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ lên nhiều công ty may mặc tại Ấn Độ.
 
Đối với các nhà máy có thể “sống sót” qua cuộc khủng hoảng này, và dần nâng cấp để đạt những tiêu chuẩn về quy cách và chất lượng của Nhật Bản, năm tới sẽ lại là một năm “bội thu” .
 
Chính phủ Ấn Độ, với chính sách giảm thuế dịch vụ từ 12% xuống 10%, cũng góp phần giúp ích các doanh nghiệp trên một khía cạnh nào đó.
 
Với chi phí lao động rẻ, Bangladesh và Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh với Ấn Độ trong cuộc chiến tranh giành các đơn hàng trong thời gian tới.

Các công ty ở Nhật Bản thường thử với các những đơn hàng nhỏ lẻ.
 
Sau khi họ đã xây dựng một nền tảng hiểu biết chung với các nhà sản xuất, họ sẽ yêu cầu những đơn đặt hàng lớn hơn.
 
Với khả năng khai thác đúng “ mỏ” thị trường, phát triển hỗ trợ kinh doanh, và thiết lập quan hệ với người mua hàng đầu từ Nhật Bản, các nước châu Á có thể vươn tay sâu hơn vào thị trường may mặc nước này.
Vinatex
 

Nguồn:Internet