menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường quần áo khoác ngoài của Đức

15:12 31/03/2009
Khảo sát thị trường của CBI bàn luận những điểm nổi bật trong số nhiều vấn đề khác, về thị trường quần áo mặc ngoài ở Đức
Đức vẫn là thị trường quần áo mặc ngoài lớn nhất tại Châu Âu nhờ vào dân số đông. Trong thời kỳ từ năm 2001 đến 2004, tại Đức, tiêu dùng dành cho quần áo mặc ngoài giảm trong khi đó thời kỳ 2005-2007 ghi nhận mức tăng trường thường niên xấp xỉ 1%.
 
Năm 2007, tổng tiêu dùng cho đồ quần áo khoác ngoài đạt giá trị 50.9 tỉ EURO trong đó trung bình một người chi khoảng 618 EUR. Con số trung bình này thấp hơn so với các thị trường chính ở Châu Âu như Vương quốc Anh, Bỉ và Italy nhưng lại cao hơn các nước khác như Hà Lan, Pháp, và Tây Ban Nha và cao hơn mức trung bình 528 EUR của Châu Âu.
 
Nhiều năm qua, người dân Đức dành trung bình 7% thu nhập khả dụng của mình cho mua sắm quần áo nhưng con số này hiện thời đã xuống dưới 5%.
 
 Bảng 1 Tiêu thụ quần áo mặc ngoài tại Đức, 2003-2009 (Đv: triệu EUR)
 
  
2003
2005
2007
% thay đổi thường niên
Dự báo năm 2009
Tổng lượng quần áo khoác ngoài
50.548
49.915
50.863
+0.2%
51.100
Phụ kiện quần áo
1565
1681
1738
+2.8%
1800
Quần áo da
487
442
455
-1.1%
500
Tổng quần áo mặc ngoài
58.056
57.392
58.388
+0.1%
59000
% thay đổi thường niên
-2.1%
+0.5%
+1.1%
 
+0.2%
 
Xu hướng tiêu dùng
 
Người tiêu dùng Đức nổi tiếng là rất quan tâm đến vấn đề giá cả. Thị phần của các nhãn hàng tư nhân trong thị trường quần áo mặc ngoài đang cao hơn tại các nước Châu Âu lớn.
 
Thị trường quần áo cho nam giới  sôi động nhất nhờ nam giới ngày càng ý thức được vẻ bên ngoài của mình, và họ cũng ngày càng muốn tự đi sắm sửa quần áo. Ngoài nhân tố chính này còn kể đến những sự thay đổi về nhân khẩu học làm tăng tiêu thụ các loại quần áo thể thao và mặc thường ngày.
 
Các nhãn hàng thời trang và quần áo thể thao dành cho trẻ em cũng như thanh thiếu niên cũng đạt được danh số bán hàng rất khả quan nhờ vào những nỗ lực tiếp thị sâu rộng và các sản phẩm phụ “ăn theo” thị trường người lớn.
 
Trẻ em trong nhóm độ tuổi từ 4 đến 12 rất quan tâm tới quần áo mặc ngoài theo chủ đề. Tuy nhiên, thị trường này đã và đang bị ảnh hưởng xấu do tỉ lệ giảm sinh.
 
Quần áo cho trẻ sơ sinh và cỡ nhỏ của trẻ em đang giảm bởi xu hướng tái sử dụng ngày càng phổ biến khi ngày càng nhiều hộ gia đình có trẻ mới sinh nhận những quần áo cũ từ bạn bè và người thân.
 
Nhu cầu quần áo cỡ lớn đang tăng:  tại Đức, nhu cầu quần áo dành cho người trưởng thành ở mức cao và đang tăng lên. Nhiều công ty đã bắt đầu các bộ sưu tập cho quần áo cỡ lớn.
Những ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các tạp chí, TV và internet khiến người tiêu dùng nhận biết rõ hơn về xu hướng và giá cả mới nhất, do đó họ có nhiều thông tin và lựa chọn hơn trước.
 
Chuối giá trị sản xuất quần áo đang chạy rất trơn tru tại Đức. Ngày càng có những nhà sản xuất của các nhãn hàng đã, đang và sẽ khai trương các cửa hàng riêng, tương tự như Tom Tailor, Street One, S.Oliver.
 
Cơ hội thị trường và nguy cơ
 
Nước Đức vẫn là thị trường lớn nhất cho đồ quần áo khoác ngoài ở Châu Âu; tuy nhiên, mức tiêu dùng đã giảm vài năm qua. Từ năm 2005, chi tiêu cho mặt hàng quần áo tại Đức tăng trở lại nhưng ở mức thấp.
 
Nhu cầu quần áo khoác ngoài ở Đức sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian 2008-2010. Số lượng quần áo mua sắm theo đầu người sẽ tiếp tục tăng nhưng giá sẽ không tăng theo tốc độ tăng trưởng đó.
 
Ảnh hưởng bơỉ sự trì trệ phát triển kinh tế, nhiều người tiêu dùng Đức có thu nhập thấp hơn sẽ tiếp tục tìm mua các loại quần áo giá rẻ. Nói cách khác, quy mô thị trường và sự phân cực trong thu nhập mang lại những thị trường lớn cho các nhãn hàng chất lượng và tiện lợi, nhãn hàng của các nhà thiết kế, nhãn hàng đồ thể thao.
 
Để thỏa mãn các yêu cầu của các công ty nhập khẩu ở Đức (và các nước khác trong khu vực Châu Âu), những nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với yêu cầu tăng lên đối với vấn đề chất lượng và bảo vệ môi trường.
 
Chiến lược của các nhà sản xuất nội địa (Đức) dẫn tới phát triển nguồn hàng từ các nước có chi phí sản xuất thấp.
 
Phân khúc thị trường tầm trung sẽ mang lại những cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển.
 
Các kênh thương mại đáng quan tâm nhất với các nhà xuất khẩu ở các nước phát triển là những nhà sản xuất (thường có các hoạt động sản xuất ở nước ngoài) ; nhà nhập khẩu/bán buôn; các tổ chức bán lẻ chuyên nghiệp (chuỗi hàng quần áo và );các tổ chức bán lẻ không chuyên ( cửa hàng và công ty  cung cấp dịch vụ mua sắm tại nhà) nội địa.
 
Đức vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất Châu Âu hàng quần áo khoác ngoài. Nhập khẩu của Đức đối với mặt hàng này giảm 0.4% trong thời kỳ 2003-2005, sau đó tăng 7.0% trong thời gian 205-2007 , đạt giá trị 18 triệu EUR năm 2007 tương đương với 20%  của nhập khẩu Châu Âu.
 
Thị phần tăng (tính theo giá trị) của quần áo khoác ngoài nhập khẩu từ các nước đang phát triển: 49% năm 2003, 57% năm 2005 và 62% năm 2007.
 
Trung Quốc vẫn dẫn đầu trong số các nước xuất khẩu mặt hàng này sang Đức năm 2007. Hàng từ Trung Quốc chiếm 23% tổng lượng nhập vào Đức trong năm đó; đứng thứ 2 sau TQ là Thổ Nhĩ Kỳ (13%).
 
Nhập khẩu  từ Trung Quốc tăng 28% và từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng 6% từ năm 2005 đến 2007. Nhập khẩu từ Bangladesh tăng 25% và giữ nguyên vị trí nhà cung cấp thứ 3 cho thị trường Đức.
Vinatex

Nguồn:Internet