menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường tài chính - tiền tệ thế giới quý II/2008

16:04 23/07/2008
Thị trường tiền tệ thế giới biến động mạnh trong quý II/2008 do chịu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu suy yếu, và giá dầu mỏ tăng cao.
Quý II đã chứng kiến sự dao động mạnh giá trị của đồng Đôla Mỹ so với các tiền tệ khác. Bất chấp những số liệu không lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ, và trải qua những thời điểm sụt giảm giá mạnh, USD vẫn tăng giá nhẹ so với đa số các đồng tiền chủ chốt trong quý II/2008, kể cả so với Yên Nhật và Euro.
USD đã phục hồi trong quý II bất chấp những số liệu mới không khả quan về tình hình kinh tế Mỹ. Báo cáo do Chính phủ Mỹ công bố mới đây cho thấy, nước Mỹ đã mất 62.000 việc làm trong tháng 6, chỉ bằng con số mất việc trong tháng 5, và thấp hơn nhiều so với dự kiến, mặc dù số lượng người bị sa thải gia tăng mạnh trong tháng vừa qua. Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn là 5,5%. Tuy nhiên, so với hồi đầu năm, USD đã giảm 7% giá trị so với đồng Euro, khuyến khích các nhà đầu tư mua hàng hoá để tránh lạm phát giá trong bối cảnh đồng USD suy yếu.
Kết thúc cuộc họp đêm 25/6, Cục Dự trữ liên bang (FED) quyết định dừng chiến dịch cắt giảm lãi suất và để ngỏ khả năng có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa nhằm kiểm soát lạm phát. FED đã cắt giảm lãi suất quá nhiều bất chấp cuộc khủng hoảng nhà đất vẫn diễn ra, lòng tin của người tiêu dùng suy giảm, ông chủ FED Ben Bernanke và hầu hết cộng sự vẫn quyết định giữ lãi suất ở mức 2%, bởi giá năng lượng và thực phẩm leo thang đang đe dọa tới tình hình lạm phát của đất nước. Với lãi suất cơ bản 2%, các ngân hàng thương mại sẽ giữ lãi suất cho vay với hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp ở mức 5%. FED đã 7 lần cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống 2% kể từ tháng 9 năm ngoái tới cuối tháng 4 vừa qua. Đây là động thái can thiệp mạnh tay nhất của ngân hàng trung ương trong hai thập kỷ qua nhằm bảo vệ nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng nhà đất, tín dụng và tài chính. Một vài nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế cho rằng nhiều khả năng FED sẽ phải nâng lãi suất kể từ đầu tháng 8 cho tới cuối năm nay nhằm kiểm soát lạm phát. Song một số ý kiến khác e ngoại nếu thắt chặt tiền tệ một cách vội vã có thể làm tổn hại thị trường địa ốc, vốn đang đau yếu sau cơn bão thế chấp dưới tiêu chuẩn, và từ đó sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế.
Hầu hết các đồng tiền châu Á đã giảm giá trong quý II/2008, mạnh nhất là đồng Peso của Philippine, do nỗi lo về giá dầu tăng sẽ đẩy lạm phát tăng  hơn nữa và kéo tăng trưởng kinh tế chậm lại, khiến các nhà đầu tư không còn háp hức với tài sản ở các thị trường mới nổi.
Đồng Peso của Philippine đã giảm 7% trong quý II/2008, mức giảm nhiều nhất kể từ quý IV/2000m do dầu thô tăng giá gấp đôi trong vòng một năm qua, khoét sâu thêm thâm hụt thương mại của nước này. Đồng Won của Hàn Quốc giảm 5,3% trong quý II do các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường bán số cổ phần mà họ đã mua ở Hàn Quốc trước đó.
Vấn đề tác động mạnh nhất tới thị trường tiền tệ châu Á lúc này là lạm phát đang tăng tốc, và giá dầu mỏ cao. Các nhà đầu tư lo ngại về sự an toàn của tài sản của họ tại các nước châu Á, và lựa chọn cách rút về nước nhà.
Trong số 17 loại tiền tệ của những nền kinh tế lớn nhất châu Á, đồng peso của Philippine đã bị hai tháng liên tiếp giảm giá mạnh, sau khi thống đốc ngân hàng trung ương nước này, Iluminada Sicat, thông báo thâm hụt thương mại của Philippine có thể tăng tới 11,5 tỷ USD trong năm nay, so với 8,6 tỷ USD năm 2007, do giá dầu và giá gạo tăng. Lạm phát tại Philippine đã tăng tới mức cao nhất của 9 năm, 9,6% vào tháng 5/2008. Tại châu Á chỉ có đồng Rupi của Pakistan là giảm mạnh hơn đồng Peso, giảm 7,9% giá trị trong quý II năm nay.
Đồng Won của Hàn Quốc đã trải qua quý thứ 3 giảm giá bởi cả chỉ số chứng khoán khu vực MSCI Asia Pacific và chỉ số Standard & Poỏ’s 500 Index đều giảm giá trong 3 quý liên tiếp. Lòng tin của các nhà sản xuất ở Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất của 3 năm nay. Các quỹ đầu tư đã bán cổ phần ở Hàn Quốc để chuyển sang những thị trường khác. Chỉ số chứng khoán Kopsi của nước này đã giảm 1,7% trong quý vừa qua, là quý thứ 3 liên tiếp giảm.
Chỉ riêng có đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là vẫn duy trì xu hướng tăng giá so với đồng USD trong quý II. Trong vòng 3 năm qua, giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng khoảng 20% so với đồng USD và việc đồng USD mất giá đã gia tăng sức ép lên các nhà xuất khẩu của Trung Quốc và buộc một số nhà xuất khẩu phải ngừng hoạt động. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại hối với 1.800 tỷ USD tính đến cuối tháng 5/2008, có nghĩa là chỉ một sự sụt giảm nhỏ về giá trị của đồng USD cũng có thể gây tổn thất lớn cho kho của khổng lồ này của Trung Quốc. Trong năm nay đã 2 lần Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập đến sự mất giá của đồng USD cùng những vấn đề của nền kinh tế Mỹ và tác động của nó đến nền kinh tế Trung Quốc. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Châu Tiểu Xuyên, sự sụt giá của đồng USD đã dẫn đến việc tăng giá dầu mỏ và các loại hàng hóa khác, kéo theo lạm phát gia tăng và gây tổn thương cho các nền kinh tế đang phát triển. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhiều lần kêu gọi Mỹ bình ổn giá đồng USD khi đưa ra cảnh báo rằng việc đồng bạc xanh mất giá đang đe dọa tới nền kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice ngày 30/6, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: "Trung Quốc đang cân nhắc các biện pháp nhằm bảo vệ sự phát triển kinh tế ổn định của đất nước, hy vọng Mỹ sẽ nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn và bình ổn tỷ giá hối đoái của đồng USD, một vấn đề quan trọng đối với toàn thế giới".
Tỷ giá tiền tệ thế giới:
 
Thị trường
ĐVT
30/6
01/4
1/1
Tỷ giá USD-JPY
Châu Á
 
106.2150
102.3800
109,13
Tỷ giá EUR-USD
Châu Âu
 
1.5746
1.5896
1,4786
Tỷ giá USD-CNY
Châu Á
 
6.8583
6.9974
7,3160
 

Nguồn:Vinanet