menu search
Đóng menu
Đóng

THỊ TRƯỜNG DỆT MAY THẾ GIỚi THÁNG 10/2008

15:49 10/11/2008
Nhu cầu hàng dệt may ở các thị trường lớn sa sút; Các nước xuất khẩu gia tăng khai thác thị trường nội địa.
      Thị trường dệt may thế giới trì trệ trong tháng 10/2008 do khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu hàng dệt may, nhất là ở thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới - Mỹ.
       Do lo ngại kinh tế thế giới tăng chậm lại có thể làm hạn chế sức mua hàng dệt may, và các nhà đầu tư bán hàng hoá ra để tăng nguồn tiền mặt trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng toàn cầu, x
uất khẩu giảm mạnh kéo giá bông vải sợi giảm theo. Chỉ trong một tháng qua, giá bông đã giảm 11 – 15%, từ 55 – 60 US cent/lb xuống 47 – 52 US cent/lb. Tính từ đầu năm tới nay, giá bông đã giảm 31%.Theo hãng nghiên cứu chuyên ngành bông - vải - sợi, Cotlook Ltd., nhu cầu bông thế giới sẽ thấp hơn so với mức dự báo cách đây một tháng do bán lẻ đang chậm dần lại và tín dụng bị thắt chặt khiến các nhà máy dệt phải giảm lượng bông mua vào, nhất là Trung Quốc, nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới. Tiêu thụ bông toàn cầu năm nay (kết thúc vào 31/7/2009) sẽ giảm xuống 25,15 triệu tấn, giảm 2,4% so với năm trước, và giảm 1,9% so với dự báo chỉ một tháng trước đây. Chi phí tăng và tiêu thụ chậm lại khiến cho các nhà máy không thể có lãi với mức giá sợi như hiện nay. Dự báo về tiêu thụ bông ở Trung Quốc được điều chỉnh giảm 1,9% so với một tháng trước đây, xuống 10,4 triệu tấn, còn tiêu thụ ở Ấn Độ sẽ chỉ đạt 7,24 triệu tấn, giảm 1,2% so với dự báo hồi tháng 9.
          Mặc dù vậy, nhu cầu bông sẽ vẫn vượt mức sản lượng. Sản lượng bông thế giới năm nay sẽ giảm so vơí năm ngoái, do sản lượng giảm ở Trung Quốc và Mỹ - nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới. Sản lượng bông thế giới niên vụ này sẽ đạt 24,55 triệu tấn, tăng 39.000 tấn so với dự báo hồi tháng trước, song thấp hơn so với 26,126 triệu tấn niên vụ trước. Chỗ sản lượng thiếu hụt sẽ được bù đắp bằng lượng dự trữ. Do vậy, dự trữ bông thế giới niên vụ này sẽ giảm 605.000 tấn.
          Để khắc phục sự suy giảm nhu cầu ở thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), các nhà xuất khẩu hàng dệt may đang tìm kiếm các thị trường khác. Ngoài ra, họ cũng lập kế hoạch tăng cường khai thác thị trường nội địa bằng cách mở thêm các chi nhánh bán hàng mới.
         Các nhà xuất khẩu quần áo Ấn Độ đang lảng tránh đơn đặt hàng từ các đối tác Mỹ do lo ngại trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Từ tháng 4-8/08, kim ngạch nhập khẩu quần áo của Mỹ đã giảm 4,15%, từ mức 49 tỷ USD cùng kỳ năm trước xuống 47 tỷ USD. Dự kiến nhu cầu quần áo may sẵn ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm và một số công ty nhập khẩu mặt hàng này sẽ phải đóng cửa. nhu cầu mua sắm của người Mỹ trong dịp Nôen tới dự báo sẽ giảm, và các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ huỷ bỏ hoặc cắt giảm các đơn mua hàng để bán vào tháng Hai và Ba năm 2009.
         Trung quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, hiện chiếm tới 1/4 khối lượng thương mại dệt may thế giới, cung cấp khoảng 30 triệu tấn xơ (40% của thế giới) và là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về xơ hoá học, sợi, vải, tơ tằm và hàng may mặc. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, so với cùng kỳ năm ngoái, trong 9 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và quần áo may sẵn của Trung Quốc đạt 136,94 tỷ USD, tăng 8,1%, trong đó thị trường Mỹ chiếm 19,24 tỷ USD, tăng 1,4%. Trung Quốc sẽ duy trì xuất khẩu hàng dệt may ổn định trong năm 2009 bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là sẽ đẩy mạnh hợp tác và đối thoại với các quốc gia bạn hàng. Các Bộ có liên quan sẽ đảm bảo các dịch vụ và hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) hối thúc các doanh nghiệp ngành dệt điều chỉnh các chính sách để thích nghi với tình hình kinh doanh đang thay đổi nhằm tránh tình trạng sản xuất tự phát, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế.
            Trung quốc đang cố gắng giảm tỷ lệ may gia công xuất khẩu sang sản xuất chuyên sâu hơn, từ khâu thiết kế. Kể từ khi xuất khẩu hàng dệt đối mặt với tình hình phức tạp trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã cố gắng cung ứng cho ngành dệt trong nước một môi trường ngoại thương vững vàng.
             Trong thời gian tới, yếu tố hậu thuẫn giá bông - vải - sợi sẽ là diện tích trồng bông ở Mỹ giảm 13% trong  năm nay, nhường chỗ cho đậu tương, ngô và lúa mì, do giá tăng tới mức cao kỷ lục. Nhưng những yếu tố bất lợi cho giá những sản phẩm này vẫn là kinh tế thế giới trì trệ, nhu cầu hàng dệt may sa sút.
Giá bông tại New Yor, US cent/lb:
Kỳ hạn
30/10
30/9         
+/-
 T12/08 
47,10  
    55,06  
-7,96
 T3/08   
50,95  
57,38  
-6,33
 T5/09
52,58   
  61,98   
 
 

Nguồn:Vinanet