Nhập khẩu củaTrung Quốc giảm
Nhập khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 5/2010 đã chậm lại mặc dù tổng xuất khẩu từ nước này tăng gần 50% trong cùng tháng.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng xuất khẩu hàng hoá của nước này trong tháng 5/2010 tăng 48,5% trong khi nhập khẩu tăng 48,3%. Nhập khẩu dầu thô, nhiên liệu tinh lọc, đồng, quặng sắt và cao su đều giảm so với tháng 4.
Số liệu từ Trung Quốc cũng cho thấy lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 5 tháng mạnh nhất từ 19 tháng nay, tăng 3,1% so với cùng tháng năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ số CPI so theo tháng lại giảm 0,1%. Sản lượng công nghiệp tăng 16,5% trong tháng qua, nhưng thấp hơn con số 17,8% của tháng trước. Bán lẻ tăng 18,7% so với 18,5% của tháng trước.
Lạm phát giá lương thực ở Ấn Độ tăng
Lạm phát giá thực phẩm – tính bằng chỉ số giá bán buôn - ở Ấn Độ tăng 16,74% trong tuần kết thúc vào ngày 29/5/2010, tăng so với mức 16,55% của tuần trước đó (tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái). Đậu đỗ, khoai tây, sữa và trái cây nằm trong số những mặt hàng chủ yếu đẩy lạm phát giá thực phẩm tăng. Chỉ số giá nhiên liệu cũng tăng 14,23% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng so với 14,14% tuần trước đó.
Kinh tế Brazil tăng trưởng nhanh nhất trong 14 năm
Kinh tế Brazil trong 3 tháng đầu năm nay tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 14 năm trong 3 tháng đầu năm 2010. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các tỷ lệ lãi suất cao hơn và việc hủy bỏ một số lệnh vi phạm thuế được dự đoán sẽ làm giảm mức tăng trưởng này.
Brazil là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latin và đứng thứ 8 trên thế giới. Công nghiệp và nông nghiệp là những lĩnh vực phát triển nhất của họ. Phần lớn tăng trưởng trong nền kinh tế này nhờ vào nhu cầu tiêu dùng nội địa hơn là xuất khẩu. Nền kinh tế này cũng được các nhà phân tích đánh giá là khá biệt lập trước cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu và quá trình hồi phục chậm chạp như được dự đoán của Mỹ.
Năng lượng: giá tăng
Giá dầu thô trên thị trường New York (NYMEX) tăng trong tuần qua theo xu hwngs tăng giá chung của thị trường hàng hoá toàn cầu. Dầu thô đã tăng lên trên mức 75 USD/thùng tại Nymex. Một yếu tố khác cũng hỗ trợ giá dầu là dự trữ giảm ở Mỹ - nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Ngày 9/6/210 Bộ Năng lượng Mỹ thông báo dự trữ dầu thô giảm tuần thứ 2 liên tiếp, giảm 1,8 triệu thùng, cao hơn so với mức dự kiến là 1,1 triệu thùng. Giá dầu mỏ dự kiến sẽ được giao dịch ở mức tăng dần theo xu hướng giá hàng hoá nói chung. Hơn nữa, tình trạng dự trữ dầu của Mỹ giảm sẽ tiếp tục hậu thuẫn giá.
Tuy nhiên, thị trường hàng hoá, trong đó có dầu, vẫn trong tình trạng bất ổn. Doanh số bán lẻ ở Mỹ giảm cộng với sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm đã gây tâm lý lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu ở những nước tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới này.
Bộ Thương mại Mỹ thông báo tổng doanh số bán lẻ trong tháng 5 vừa qua giảm 1,2% sau khi tăng 0,6% trong tháng trước đó, và là mức giảm đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái. Mức giảm này đã gây tâm lý lo ngại rằng chi tiêu của người tiêu dùng, trụ cột chính của quá trình phục hồi kinh tế, có thể giảm sút trong thời gian tới.
Đậu tương: giá tăng
Kết thúc tuần, giá đậu tương đã có mức tăng ngoạn mục nhất trong vòng 7 ngày do số liệu thống kê mới nhất cho thấy bán đậu tương Mỹ sang Trung Quốc - nước tiêu thụ lớn nhất thế giới – tăng mạnh.
Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, mỗi ngày các nhà xuất khẩu Mỹ bán khoảng 40.000 tấn dầu đậu tương sang Trung Quốc, kỳ hạn giao trước tháng 9. Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu từ Áchentina – nhà cung cấp lớn nhất thế giới - từ tháng 4 do bất đồng về các biện pháp chống phá giá. Năm 2009, Trung Quốc đã mua 51.621 tấn dầu đậu tương Mỹ.
Trong tuần qua, đậu tương kỳ hạn tháng 11 tai Chicago đã tăng giá 1%, mức tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 23/4/2010, chốt lại ở mức 9,0925 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh giảm mức dự báo về dự trữ đậu tương cuối vụ 2009/10 và 2010/11, giảm 5 triệu bushel so với dự báo tháng trước, xuống lần lượt 185 triệu và 360 triệu bushel, so với 138 triệu bushel năm ngoái. Tính theo tấn, dự trữ đậu tương thế giới cuối vụ 2009/10 là 65.47 triệu tấn, so với 63,76 triệu tấn dự báo tháng trước và 43,7 triệu tấn năm ngoái. Về vụ 2010/11, USDA dự báo dự trữ sẽ đạt kỷ lục cao 66,99 triệu tấn, tăng 900.000 tấn so với dự đoán tháng trước. Dự báo trong tuần này, giá đậu tương sẽ tăng hơn nữa bất chấp sản lượng hạt có dầu thế giới tăng, dự trữ tăng và xuất khẩu khô dầu giảm.
Cao su: giá giảm
Giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng liên tục trong 2 phiên giao dịch cuối tuần qua bởi lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Châu Á sẽ giúp cải thiện nhu cầu những hàng hoá có sử dụng nguyên liệu cao su.
Kết thúc tuần, ngày 11/6, giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 7/6, 269,3 Yên/kg (2.941 USD/tấn).
Mặc dù tăng mạnh vào hai phiên giao dịch cuối, giá cao su tuần qua vẫn giảm do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở Hy lạp có thể lan sang các nước Châu Âu khác và lan ra toàn cầu. Tính chung trong tuần, giá cao su giảm 3,3%, sau khi giảm 3,8% tuần trước đó.
Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) mới đây đã tăng mức dự báo về tăng trưởng của khu vực đồng Euro năm nay lên khoảng 1% so với 0,8% dự báo trước đây. Giá chứng khoán tại Châu Á cũng tăng trong 2 phiên giao dịch cuối tuần bởi các nhà đầu tư lại hướng tới những tài sản có độ rủi ro cao. Đồng yên Nhật giảm giá trở lại so với SÚD, làm tăng nhu cầu với những hàng hoá tính bằng tiền Yên.
Sản lượng cao su Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, đang tăng theo mùa, cũng góp phần làm giảm giá cao su trong tuần qua.
Trên thị trường physical, cao su RSS-3 kỳ hạn tháng 7 kết thúc tuần ở mức 113,85 baht (3,51 USD)/kilogram.
Tại Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9 kết thúc tuần ở mức giá 21.825 NDT (3.195 USD)/tấn.
Kinh tế Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm nay tăng trưởng 5%, nhanh hơn so với mức 4,9% thông báo vào tháng trước, và đây là mức tăng cao nhất kể từ quý II/2009.
Sau 3 năm trì trệ, sản lượng cao su thế giới năm nay dự kiến sẽ tăng 6% lên 9,369 triệu tấn.
Tôm: giá tăng cao
Giá các món ăn liên quan đến tôm tại các khách sạn, nhà hàng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, sẽ leo thang do giá tôm tăng mạnh sau vụ tràn dầu của Tập đoàn dầu khí BP ở Vịnh Mexico.
Số liệu của Tập đoàn Urner Barry, cơ quan chuyên về giá thực phẩm, giá tôm sản xuất trong nước tại Mỹ đã tăng hơn 40%, lên tới 6,20 USD/pound (1 pound = 0,454 kg), kể từ vụ tràn dầu của BP.
Giá tôm tăng mạnh đã đặt dấu chấm hết nhiều thập kỷ giá mặt hàng hải sản quan trọng nhất của thế giới này giảm. Bình quân mỗi năm, giá trị thương mại quốc tế của mặt hàng tôm đạt 15 tỷ USD.
Các chuyên gia cho rằng vụ tràn dầu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến giá tôm thế giới tăng.
Sản xuất tôm toàn cầu đã giảm mạnh hồi năm ngoái do dịch bệnh tại châu Á và thời tiết xấu ở nhiều khu vực trên thế giới. Các nước có sản lượng tôm lớn như Indonesia, Thái Lan và VN đều mất mùa. Giá tôm tại Mỹ trên thực tế đã tăng 15% tính từ đầu năm tới ngày 20/4 vừa qua. Giá tôm tại Nhật Bản cũng tăng 18% kể từ đầu năm.
Taị Việt Nam, giá tôm hiện ở mức cao nhất trong vòng 10 năm. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm xuất khẩu đã tăng 20-30%, trong đó tôm sú cỡ 16-20 con/kg tăng từ 10 USD/kg lên 13 USD/kg. Giá xuất khẩu tăng kéo theo giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao. Theo Sở NN&PTNT Cà Mau, tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 140.000 đồng/kg và loại 40 con/kg giá 118.000 đồng/kg, trong khi tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 54.000 đồng/kg. Một số nơi giá tôm thẻ đã tăng lên mức 58.000 đồng/kg, tăng gần 50% so với năm ngoái.
Chuyên gia về hải sản tại Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) Helga Josupeit cho rằng "đây là lần đầu tiên trong nhiều năm giá tôm có vẻ như rất triển vọng."
Bà Josupeit cho rằng giá tôm từ nay cho tới vụ thu hoạch mới trong vài tháng tới sẽ còn tiếp tục ở mức cao. Các công ty thực phẩm và các nhà hàng đang nỗ lực tích trữ vì lo ngại giá tôm còn tiếp tục leo thang.
Chủ tịch Urner Bary, ông Paul Brown, cho rằng việc tích trữ này cũng đang góp phần đẩy giá tôm lên cao.
Mỹ là nước tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tôm, cua lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm tại Mỹ tăng từ 0,64kg năm 1980 lên 1,86kg năm 2008.
Mỹ nhập khẩu phần lớn lượng tôm tiêu thụ trong nước từ các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ecuador. Vịnh Mexico chiếm khoảng 1/8 nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ.
Hạt tiêu: giá giảm
Giá hạt tiêu kỳ hạn trên thị trường Ấn Độ tuần qua biến động mạnh, theo xu hướng tăng, bởi giá giảm trong tuần trước đó hấp dẫn khách hàng. Tại NCDEX, hạt tiêu kỳ hạn tháng 6 giá tăng từ 15722 Rupee lên 15730 Rupee, trong khi kỳ hạn tháng 7 giá tăng từ 15975 Rupee lên 15993 Rupee.
Các nhà xuất khẩu tiêu Ấn Độ đã bán gần 1.200 tấn tiêu trong tuần qua chỉ riêng sang thị trường Mỹ do giá tiêu Ấn Độ giảm đột ngột trong khi tiêu thế giới vẫn vững giá. Nếu giá tiêu Ấn Độ tiếp tục rẻ so với giá thế giới, lượng xuất khẩu từ đây chắc chắn sẽ còn tiếp tục cao.
Do nguồn cung khan hiếm trên thị trường thế giới, giá tiêu có thể sẽ tăng trong những ngày tới. Việt Nam, nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 60% sản lượng vụ này tính tới thời điểm hiện tại. Trong tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu 60.000 tấn, còn trong tháng 6 ước tính xuất khoảng 70.000 tấn. Việt Nam hiện có khoảng 30.000 tấn tiêu dự trữ cho nửa cuối năm. Dựkiến sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm nay giảm xuống khoảng 90.000 tấn so với 135.000 tấn năm 2008/09.
Vụ mùa mới ở Indonexia bắt đầu cho thu hoạch. Tiếp đến sẽ là Brazil. Sản lượng của Indonexia - sẽ thu hoạch vào tháng 7 - sẽ vào khoảng 22.000 – 25.0000 tấn. Brazil - sẽ thu hoạch vào tháng 9 - sẽ đạt sản lượng khoảng 30.000 tấn.
Hạt tiêu Indonexia hiện ở mức giá 3.500 USD/tấn, trong khi hạt tiêu Ấn Độ giá 3.700 USD/tấn và hạt tiêu Việt Nam giá 3.650 USD/tấn. Có tin Ấn Độ sẽ ký hiệp ước với các nước Asean về việc sớm giảm thuế nhập khẩu từ mức 70% hiên nay.
Cà phê & đường tăng giá, cacao giảm giá
Giá cà phê thế giới tuần qua tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 tại New York sau khi giá tại London tăng mạnh khích lệ các nhà đầu tư trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Đường cũng tăng giá, trong khi cacao giảm giá.
Dự trữ cà phê ở Châu Âu giảm 4,7% tính tới 30/4/2010, xuống 10,7 triệu bao, theo thống kê của Liên đoàn Cà phê Châu Âu.
Giá Robusta tăng lên mức cao nhất của 1 năm tại London do triển vọng xuất khẩu từ Việt Nam giảm.
Vàng: giá giảm
Giá vàng giao ngay chịu áp lực giảm vào cuối tuần qua sau khi nhu cầu mua những tài sản rủi ro tăng cao làm giảm nhu cầu vàng – tài sản an toàn.
Trong liền 3 phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giảm. Trái lại, thị trường chứng khoán thế giới tăng vào cuối tuần qua do số liệu khả quan từ Trung Quốc gây thu hút các nhà đầu tư vào thị trường có độ rủi ro cao. Thị trường chứng khoán Châu Âu cũng tăng giá sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷlục 1%/ Số liệu từ Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm 3000 xuống 456.000 trong tuần qua.
Trong trung hạn, giá vàng có thể sẽ tăng trở lại do lo ngại về khủng hoảng nợ Châu Âu. Trong tuần này, giá vàng sẽ ở trong khoảng giá 1195 USD/1174 USD/ounce đến 1252 USD/1270 USD/ounce.
Kim loại cơ bản
Giá kim loại cơ bản giảm mạnh vào đầu tuần qua nhưng lại hồi phục trở lại vào cuối tuần sau những số liệu kinh tế khả quan của Trung Quốc đem lại hy vọng nhu cầu sẽ tăng.
Giá kim loại sẽ theo xu hướng của thị trường tài chính. Kinh tế Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục hậu thuẫn giá kim loại.
Lúa mì: giá tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá lúa mì tăng mạnh nhất trong vòng 5 tuần do báo cáo nông dân ở Tây Canada giảm diện tích trồng lúa mì xuống thấp nhất kể từ 1971, khiến triển vọng sản lượng của nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) sẽ giảm.
Tại Chicago, lúa mì kết thúc tuần ở mức giá 4,4075 USD/bushel. Trong tuâầ qua, lúa mì tăng giá 1,1%, lần tăng đầu tiên trong vòng 3 tuần. Từ đầu năm tới nay, lúa mì đã giảm giá 19% do triển vọng nhu cầu giảm và dự trữ tăng trên toàn cầu.
Dầu cọ: giá giảm
Dầu cọ giảm giá liên tục trong 5 phiên giao dịch tuần qua, đợt giảm giá dài nhất trong vồng 5 tháng, do lo ngại nguồn cung theo mùa vụ tăng lên và sản lượng đậu tương cao kỷ lục. Dầu cọ kỳ hạn tháng 8 kết thúc tuần ở mức giá 2.386 ringgit (728 USD)/tấn tại Malaysia, giảm 3,6% trong tần.
Sản lượng dầu cọ Malaysia tăng 6,1% trong tháng 5 lên mức 1,39 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu bởi xuất khẩu tăng 6% lên 1,36 triệu tấn.
Naphtha: giá giảm
Giá naphtha trên thị trường Châu Á giảm xuống mức 645 USD/tấn, thấp nhất kể từ gần 2 tuần nay. Khách hàng đang chờ đợi kết quả cuộc thương lượng của hãng Kuwait Petroleum Corp (KPC) với khách hàng Singapore. Mức dự trữ polymer cao ở Trung Quốc sẽ bất lợi cho xu hướng giá gần hạn. Thị trường naphtha mấy tuần gần đâyliên tục giảm giá.
Ethylene: giá giảm
Giá ethylen tuần qua giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng, 950 – 1000 USD/tấn CFR Đông Bắc Á. Nguồn cung ở Trung Đông đang rất dồi dào. Lo ngại về các vấn đề tài chính ở Châu Âu và những biện pháp thắt chặt tín dụng ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới nhu cầu.
Propylene: giá vững:
Giá propyle tại Châu Á vững ở mức 1100 1 bởi nguồn cung khôngnhiều. Giá tương đổi ổn định trong thời gian gần đây. Nhiều nhà máy sản xuất hoá chất này đóng cửa bảo dưỡng trong tháng 5, 6 và 7, trong đó có 3 nhà máy của hãng Nippon Oil (Nhật Bản) và 3 S.Oil và SK Energy ở Hàn Quốc.
Polyethylene: giá giảm
Ethylene giảm giá là nguyên nhân chính khiến polyethylene giảm giá trong tuần qua. Nhu cầu tại Bắc Mỹ yếu và xuất khẩu từ khu vực này chậm cũng góp phần làm giá giảm.
EDC: giá giảm
EDC prices have fallen below US$500/MT in Asia in the week of June 7, 2010, as feedstock ethylene prices continue to fall, and derivative PVC markets continues to be lackluster.
VCM: giá giảm
Giá VCM tại Châu Á đã giảm xuống 800 USD/tấn do giá ethylene và PVC giảm trong nửa đầu tháng 5.
Styrene Monomer: giá tăng
Giá Styrene Monomer tại Châu Á tăng lên 1065 USD/tấn do nhu cầu tăng.
Polymers HDPE: giá giảm
Giá HDPE tại Châu Á tiếp tục giảm xuống 1145 USD/tấn do nhu cầu yếu trên toàn khu vực, nhất là tại Trung Quốc. Khách hàng vẫn đang lưỡng lự mua để chờ xem xuhướng như thế nào.
LDPE : giá giảm
Giá LDPE tiếp tục giảm xuống 1355 USD/tấn tại Châu Á, bởi giá chào từ các nhà sản xuất Châu Á giảm do chi phí giảm. Các hợp đồng với nguyên liệu Trung Đông đã được ký với giá rẻ hơn 50 USD/tấn so với giá chào CFR của Trung Quốc.
LLDPE: giá giảm
Giá chào từ các nhà sản xuất giảm và giá ethylene giảm khiến giá LLDPE giảm xuống 1195 USD/tấn tại Châu Á. Nhu cầu tiếp tục yếu.
Polypropylene: giá giảm
Mặc dù giá propylene, giá polypropylene đã giảm xuống 1225 USD/tấn tại Châu Á, do nhu cầu thấp.
Polyvinyl chloride: giá giảm
GiáPolyvinyl chloride giảm xuống 950 USD/tấn do nhu cầu yếu từ các nhà chế biến trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Hợp đồng giao dịch nhiều nhất là kỳ hạn tháng 6 được ký với giá 970 USD/tấn. Dự báo giá sẽ còn tiếp tục giảm
Polystyrene: giá giảm
Mặc dù giá nguyên liệu tăng, giápolystyrene tại Châu Á vẫn giảm do nhu cầu yếu. Giá chào bán đã giảm xuống mức 1270 – 1280 USD/tấn song các khách hàng chỉ muốn mua với giá dưới 1250 USD/tấn. Gía HIPS CFR Trung Quốc đã giảm xuống 1275 USD/tấn. Mặc dù nhu cầu chưa sớm hồi phục, song giá hoá chất này có thể sớm tăng lên do giá nguyên liệu tăng.
ABS: giá giảm
Giá ABS tiếp tục giảm xuống mức 1890 USD/tấn do nhu cầu yếu trên toàn khu vực Châu Á và giá nguyên liệu giảm.
(Vinanet)