menu search
Đóng menu
Đóng

Tiêu điểm thị trường hàng hóa trong nước tuần từ 10/9 đến 14/9/2012 và dự báo

09:31 17/09/2012

Dẫn nguồn tin từ TTXVN, giá tôm sú giảm, giá cà phê tăng, giá mía tại Hậu Giang giảm mạnh….đó là những tiêu điểm chính của thị trường hàng hóa trong nước tuần qua.
  
  

Giá tôm sú giảm

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, tuần qua tại Đà Nẵng và Khánh Hòa giá tôm sú giảm 5.000 – 10.000 đ/kg (tùy loại), riêng giá tôm sú cỡ lớn (8 con/kg) tại Đà Nẵng giảm mạnh so với tuần cuối tháng 8/2012 khi để mất 60.000 đ/kg.

Tại Đồng Tháp, giá tôm càng xanh loại 1 giảm 10.000 đ/kg trong khi giá tôm loại 3 lại tăng thêm 10.000 đ/kg trong khi giá tôm loại 3 lại tăng thêm 10.000 đ/kg so với tuần trước đó. Tại Sóc Trăng và An Giang , giá tôm vẫn giữ nguyên so với tuần trước đó.

Giá tôm chân trấng, tại các địa phương cũng vẫn duy trì ổn định. Tại Phú Yên, giá tôm loại 100 con/kg dao động ở 85.00 – 86.000 đ/kg. Trong khi đó, tại Cà Mau, tôm cỡ 86-96 con/kg giữ mức 75.000 – 80.000 đ/kg.

Giá cà phê tăng

Tuần qua, giá cà phê trong nước tăng cả 5 phiên theo giá sàn Luân Đôn. Với mức tăng nhẹ 100.000 đ/tấn qua mỗi phiên, giá cà phê chốt tuần tăng 500.000 đ/tấn so với cuối tuần trước đó. Chốt tuần qua, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giao dịch khoảng 42,3-42,5 triệu đ/tấn.

Tại một số vùng trồng, lượng cà phê chín sớm đầu mùa đã thu được đáng kể. Do thời tiết đang có mưa rải rác, không thuận tiện để phơi nên số cà phê tươi này được bán cho các cơ sở thu mua chế biến với giá 7.000 – 7.500 đ/kg.

Giá mía tại Hậu Giang giảm mạnh

Nông dân thu hoạch mía ở Hậu Giang đang gặp nhiều khó khăn khi giá nhân công vào thời điểm thu hoạch rộ ngày một tăng mà giá bán mía tại ngày càng giảm. Hiện giá mua mía của thương lái tại ruộng chỉ còn trên dưới 850 đ/kg, bằng giá thành sản xuất và thấp hơn đầu vụ 100-150 đ/kg.

Các doanh nghiệp sản xuất đường cho biết, giá mía giảm là do giá đường đang sụt giảm mạnh và nhiều rẫy mía của nông dân chưa có trữ đường cao.

Giá hạt điều thô giảm

Giá hạt điều thô trong nước tuần qua đột ngột giảm mạnh 5.000 đ/kg so với cuối tháng 8, do giá điều thế giới liên tục giảm. Cụ thể giá điều thô tại Tây Nguyên có giá 21.000 – 21.500 đ/kg. Giá điều thô tại khu vực Đông Nam Bộ cao hơn, ở mức 23.000 – 23.500 đ/kg.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tháng 8/2012 ước đạt 20.000 tấn, trị giá 131 triệu USD, tăng hơn 11% về lượng và tăng nhẹ 4,8% về trị giá so với tháng 7/2012.

Tổng lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2012 ước đạt 138.000 tấn, trị giá 940 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 6% về giá trị so với cùng kfy năm trước.

Dự báo thị trường tuần tới

Giá gạo có xu hướng tăng

Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính) dự bóa, trong thời gian tới, do tình hình thời tiết bất lợi tại Ấn Độ, Mỹ và những tác động từ chương trình thế chấp lúa gạo tại Thái Lan nên giá gạo thế giới và giá thóc gạo trong nước có xu hướng tăng.

Với nhóm hàng thực phẩm, trong tháng 8, giá biến động không đáng kể nhờ nguồn cung dồi dào và tiêu thụ ổn định. Xu hướng này sẽ giữ vững trong thời gian tới, ít nhất là trong tháng này.

Giá đường có xu hướng giảm

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá đường sẽ tiếp tục chịu xu hướng giảm trong thời gian tới. Thời gian qua, giá đường trong nước giảm phần nhiều do tồn kho gia tăng (tới 20/8 là 186.316 tấn, cộng 70.000 tấn nhập theo cam kết WTO) và đường nhập lậu giá rẻ tăng mạnh. Cụ thể, trong tháng 8, đường tinh luyện giảm 500-1200 đ/kg loại RS và giảm 100 đ/kg với loại đường RE. Hiện tại giá bán lẻ đường ổn định ở ưmcs 20.000 – 24.000 đ/kg.

Giá phân bón sẽ ổn định

Cục Quản lý giá dự kiến, giá phân bón thời gian tới sẽ ổn định do nhu cầu không có đột biến. Trong táng 8, giá phân bón giảm so với tháng 7 trong khoảng 17-40 USD/tấn Urê tùy thị trường. Giá phân bón Urê trong nước cũng giảm 950-1.600 đ/kg tùy khu vực. Nguyên nhân là do nhu cầu thế giới đang thấp, các nhà nhập khẩu có tâm lý chờ giá xuống thấp hơn nữa mới mua vào. Còn trong nước, giá thế giới giảm cộng với việc giá trong nước đã đứng ở mức khá cao, trong khi nhu cầu vẫn thấp nên kéo giá hạ.

Xăng dầu tiế tục chịu áp lực tăng giá

Nhóm xăng dầu đang là vấn đề nhức nhối với nhiều nước do giá quốc tế leo thang. Trong tháng 8, giá xăng trong nước đã tăng tổng cộng 3 lần, sang đầu tháng 9, Bộ Tài chính cho giảm thuế nhập khẩu dầu để tránh tăng giá. Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay của tình hình thế giới, Cục Quản lý giá dự báo giá xăng dầu vẫn chịu áp lực tăng thời gian tới.

Giá gas sẽ tăng ít nhất 20.000 đ/bình

Cục Quản lý giá cho biết, giá gas đã tăng 3 lần liên tục trong hơn 2 tháng qua, dự kiến sẽ còn tăng tiếp do giá thế giới đi lên bởi bất ổn của khu vực Trung Đông và nhu cầu dự trữ sưởi ấm vào mùa đông ở nhiều nước.

Theo các hãng gas trong nước, gas thế giới hiện đang được chào bán với giá 1.000 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với mức giá công bố hồi đầu tháng 9/2012. Nếu mức giá này giữ cho đến cuối htangs, các doanh nghiệp gas trong nước sẽ điều chỉnh giá bán lẻ tăng tương ứng khoảng 15.000 đ/bình 12 kg (đầu tháng 9, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng 51.000 đồng lên 418.000 đ/bình 12 kg).

Cũng theo các công ty gas, Nhà máy Dinh Cố đã có thông tin về việc đấu thầu nguồn cung cấp gas với mức tăng hơn 20 USD/tấn chi phí premium (phí vận chuyển, lợi nhuận tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm). Mức phí này tăng cộng với giá gas thế giới tăng sẽ đẩy giá gas bán lẻ tăng ít nhất 20.000 đ/bình 12 kg.

 

Nguồn:Vinanet