menu search
Đóng menu
Đóng

Tìm hiểu thị trường Sri Lanka: tình hình kinh tế

10:26 26/03/2009
 
1. Tăng trưởng kinh tế :
Sri Lanka là một quốc đảo tại Nam á, với diện tích 65.610 km2 và 21,32 triệu dân.
Năm 2008 là năm rất khó khăn cho nền kinh tế Sri Lanka.
Các khó khăn chính :
(1) Sức ép của lạm phát cao. Lạm phát 6 tháng đầu năm là 28%. Trong 6 tháng cuối năm, tình hình có được cải thiện hơn. Lạm phát cả năm là 24,9%.
(2) Thiếu ngoại tệ một cách trầm trọng. Ngân hàng Trung ương Sri Lanka can thiệp rất tích cực vào thị trường ngoại tệ trong các tháng 3-11/2008 để tránh phá giá đồng Rupee. Hơn nữa, tình hình thâm hụt thương mại và giá dầu tăng cao vào giữa năm 2008 đã làm cho dự trữ ngoại tệ sụt giảm từ 3,5 tỷ USD tháng 7/2008 xuống còn 2 tỷ USD vào tháng 11/2008.
(3) Yêu cầu vay nợ nước ngoài tăng lên, tạo sức ép lên cán cân thanh toán và thâm hụt ngân sách.
(4) Cuộc xung đột tiếp tục diễn ra tại phía Bắc đất nước giữa Quân đội của Chính phủ và Tổ chức Những Con hổ Giải phóng Tamil (LTTE) ngày càng ác liệt và chưa kết thúc được trong năm 2008.
+ Sri Lanka là nước nông nghiệp, đang phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực Nam á. Nước này đang thực hiện mở cửa nền kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trao đổi kinh tế, thương mại với nước ngoài.
+  Tuy nhiên, năm 2008, GDP của Sri Lanka vẫn tăng 6%, so với mức tăng 6,8% của năm 2007. Trong đó, nông nghiệp tăng 7,5%, công nghiệp 5,9% và dịch vụ 5,6%. GDP bình quân đầu người đạt 2.014 USD năm 2008. Tổng GDP năm 2008 là 42,94 tỷ USD.
+ Trong cả năm 2008, nông nghiệp tăng 7,5% so với mức 3,4% của năm 2007. Sản xuất lúa tăng 23,5%, cao su tăng 10,3%, chè tăng 4,3%, dừa tăng 5,2%.
+ Công nghiệp tăng 5,9% so với mức 7,6% của năm 2007. Khai khoáng giảm 12,8%. Công suất phát điện tăng 0,5%. Khu vực chế tạo, sản xuất tăng 4,9%. Xây dựng tăng 7,8%. Sản xuất xi măng giảm 6%.
Các chỉ tiêu chủ yếu (đơn vị tính : %)
 
STT
Danh mục
2007
2008
01
GDP hàng năm
6,8
6,0
02
Công nghiệp
7,6
5,9
03
Nông nghiệp
3,4
7,5
04
Dịch vụ
7,1
5,6
        Nguồn : Bộ Phát triển Xuất khẩu và Thương mại Quốc tế Sri Lanka
                 + Khu vực dịch vụ chiếm 59,5% GDP và chiếm 56,6% mức tăng GDP năm 2008.
+ Xuất khẩu tăng 0,9% so với mức tăng 8,8% của năm 2007, đạt 8,237 tỷ USD. Nhập khẩu tăng 4,7%, đạt 14,008 tỷ USD so với mức tăng 3,3% của năm trước.
+ Thương mại hàng hóa trong nước tăng 6,4% so với mức 7,6% của năm 2007.
+ Lạm phát tính theo giá bán buôn (WPI) là 24,9%, tương đương với mức 24,4% của năm 2007. Thâm hụt tài khóa (current account balance) 2008 là -4,3% GDP.
+ Dự trữ ngoại tệ đạt 3,364 tỷ USD vào ngày 31/12/2008. Nợ nước ngoài là 12,99 tỷ USD vào ngày 31/12/2008.
+ Khách du lịch nước ngoài đến Sri Lanka giảm 11,2% so với 2007 và đạt 438.475 người. Thu nhập từ du lịch là 342 triệu U SD, giảm 11,2% so với mức 385,3 triệu USD năm 2007.
2. Kinh tế đối ngoại :
 
Danh mục
Đơn vị
2007
2008
Tỷ lệ %
Thương mại
+ Xuất khẩu
+ Nhập khẩu
+Tổng XNK
+Thâm hụt TM
 
Triệu USD
Triệu USD
Triệu USD
Triệu USD
 
  7.640,00
11.296,50
18.936,50
   3.656,50
 
  8.136,70
14.008,00
22.144,70
  5.871,30
 
6,5
24,0
16,9
60,60
Du lịch
+ Lượng khách
+ Thu nhập
 
Người
Triệu USD
 
494.008
385,30
 
438.475
342,00
 
-11,20
-11,20
 
                   Nguồn : Bộ Phát triển Xuất khẩu và Thương mại Quốc tế Sri Lanka
+ Năm 2008, Sri Lanka xuất khẩu 8,137 tỷ USD, tăng 6,5% so với mức 7,64 tỷ USD của năm 2007. Mức tăng số liệu tuyệt đối là 497 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm chè, cao su, sản phẩm dừa, đá quý, sản phẩm dầu mỏ, dệt may… Thị trường xuất khẩu chính : Mỹ, Anh, ấn độ.
Các mặt hàng xuất khẩu chính
                                                                  Đơn vị : triệu USD
STT
Danh mục
2007
2008
Tỷ lệ %
01
Chè
1.025,20
1.271,50
24,00
02
Cao su
109,40
125,10
14,40
03
Sản phẩm dừa
141,20
171,00
21,10
04
Nông sản khác
231,50
287,30
24,10
05
Đá quý
105,50
101,00
-4,20
06
Sản phẩm dầu
168,90
254,80
50,90
07
Dệt may
3.339,60
3.468,70
3,90
08
Sản phẩm công nghiệp
2.458,90
2.436,00
-0,90
09
Tổng xuất khẩu
7.640,00
8.136,70
6,50
 
      Nguồn : Bộ Phát triển Xuất khẩu và Thương mại  Quốc tế Sri Lanka
 + Nhập khẩu đạt 14,008 tỷ USD, tăng 24% so với mức 11,297 tỷ USD năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy thiết bị, phân bón, lúa mỳ, dầu mỏ, dệt may, đường, gạo, hàng tiêu dùng…
Các mặt hàng nhập  khẩu chính
                                                                  Đơn vị : triệu USD
STT
Danh mục
2007
2008
Tỷ lệ %
01
Lúa mỳ
233,90
375,50
60,50
02
Gạo
38,70
43,80
13,10
03
Đường
154,10
206,20
33,80
04
Thực phẩm và đồ uống khác
638,00
879,50
37,90
05
Hàng tiêu dùng phi thực phẩm
937,10
1.044,20
11,40
06
Dầu mỏ
2.500,70
3.368,20
34,70
07
Dệt may
1.632,20
1.701,90
4,30
08
Phân bón
192,50
576,60
199,50
09
Hàng phục vụ đầu tư (máy, thiết bị)
2.685,10
2.978,80
10,90
 
Tổng nhập khẩu
11.296,50
14.008,00
24,00
                   Nguồn : Bộ Phát triển Xuất khẩu và Thương mại  Quốc tế Sri Lanka
+ Thị trường nhập khẩu chính : ấn độ, Singapore, Hongkong, Trung quốc, Malaysia, Nhật bản, Anh, UAE, Indonesia, Hàn quốc, Mỹ.
+ Thâm hụt thương mại là 5,871 tỷ USD, tăng 60,6% so với mức 3,657 tỷ USD của năm 2007.
+ Năm 2008 là năm Sri Lanka đạt mức cao nhất về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với trị giá 889 triệu USD, tăng 21% so với mức 734 triệu USD năm 2007.
Trong 5 năm liên tục, FDI vào Sri Lanka tăng liên tục với 234 triệu USD năm 2004, 287 triệu USD năm 2005, 604 triệu USD năm 2006,  734 triệu USD năm 2007 và 889 triệu USD năm 2008. Điều này phản ánh lòng tin của giới đàu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế và đầu tư có sức hấp dẫn cao của Chính phủ nước này.
+ FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng, chiếm 78% tổng vốn đầu tư năm 2008 (697 triệu USD), tiếp đó là lĩnh vực sản xuất chiếm 21% (189 triệu USD). Lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng có mức tăng trưởng cao nhất là 25% năm 2008 so với năm 2007.
Cũng trong năm 2008, FDI trong lĩnh vực chế tạo tăng 9% mặc dù sản xuất trong nước có những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. FDI trong dệt may tăng 16% và đạt 72 triệu USD năm 2008. Tiếp theo là các sản phẩm cao su 35 triệu USD, nông sản 15 triệu USD, điện và điện tử 15 triệu USD, phụ kiện dệt may 8 triệu USD.
Malaysia là nước đầu tư lớn nhất vào Sri Lanka năm 2008 với 126,54 triệu USD. Hà lan và ấn độ đầu tư 82,05 và 44,91 triệu USD tương ứng.
3. Triển vọng năm 2009 :
+ Năm 2009 tiếp tục là năm khó khăn cho của nền kinh tế Sri Lanka do các yếu tố khủng hoảng kinh tế thế giới, do các vấn đề nội tại và do cuộc chiến với LTTE còn đang tiếp diễn (Chính phủ dự kiến kết thúc cuộc chiến vào đầu tháng 4/2009).
+ Trong năm 2009, dự kiến GDP tăng 6%, cao hơn nhiều so với mức tăng GDP bình quân 4% giai đoạn 1997-2007. Lạm phát (WPI) là 20%, thâm hụt tài khóa là -4,2% GDP. Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục thắt chặt dần chính sách tiền tệ để kiềm chế tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân và giảm thâm hụt ngân sách.
+ Đầu tư nước ngoài dự kiến đạt 1 tỷ USD.
+ Cán cân thanh toán tiếp tục bị tác động do xăng dầu phải nhập nhập khẩu tăng lên.
+ Xuất khẩu tiêp tục bị ảnh hưởng do biến động khủng hoảng từ thị trường thế giới, đặc biệt là lĩnh vực dệt may.
4. Quan hệ Việt nam-Sri Lanka :
Trong những năm qua, Việt nam và Sri Lanka đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh và quốc phòng.
Quan hệ thương mại Việt nam-Sri Lanka có những bước phát triển tốt trong năm 2008. Tổng xuất nhập khẩu giữa 2 nước là 61,04 triệu USD, tăng 17% so với mức
51,5 triệu USD năm 2007.
Xuất nhập khẩu Việt nam Sri Lanka 2008
                                                                  Đơn vị : triệu USD
STT
Việt nam xuất khẩu
Trị giá
Việt nam nhập khẩu
Trị giá
01
Săt thép
1,40
Thức ăn gia súc
11,50
02
Máy thiết bị
1,10
Vải
4,30
03
Sản phẩm hóa chất
1,00
Kim cương
1,20
04
Cao su
0,90
Cao su
0,30
05
Chè
0,80
Nguyên phụ liệu dệt may
0,20
06
Hải sản
0,30
Máy, thiết bị
0,30
07
Sản phẩm chất dẻo
0,30
Chất dẻo nguyên liệu
0,20
08
Kim cương
0,20
Kim loại thường
0,10
09
Cà phê
0,10
Bột mỳ
0,10
10
Sản phẩm khác
33,29
Sản phẩm khác
3,45
 
Tổng xuất khẩu
39,39
Tổng nhập khẩu
21,65
 
                             Nguồn : Bộ Công Thương Việt nam
Dự kiến, tổng xuất nhập khẩu Việt nam-Sri Lanka năm 2009 đạt 73,50 triệu USD, tăng 20% so với năm 2008.
 
 Thitruongnuocngoai
 

Nguồn:Internet