menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình buôn bán hàng dệt may trên thế giới năm 2007

14:53 03/04/2009
Các hoạt động buôn bán hàng dệt may thế giới tăng 10,6% với trị giá đạt 583 tỉ USD trong năm 2007. Tỉ lệ tăng trưởng lần lượt 13,5% năm 2003; 12% năm 2004 và 5,2% năm 2005; 10% năm 2006

 Năm 2007 đối với ngành dệt , xuất khẩu từ Châu Á tới Châu Phi đã tăng 18%, tới Châu Âu tăng 16%. Tuy nhiên buôn bán hàng dệt nội địa trong khối Bắc Mỹ giảm 5%.

Với hàng may mặc, xuất khẩu từ Châu Á tới khối CIS tăng 95%. Tuy vậy , đến Châu Âu lại giảm với độ biên 0,3%. Cùng lúc đó, buôn bán hàng may mặc nội địa trong khối Bắc Mỹ cũng giảm 16%, và xuất khẩu quần áo từ các nước phía Nam và Đông Châu Mỹ tới Bắc Mỹ giảm 7%.

Thâm hụt thương mại dệt may của Mỹ tăng 3,7% lên đến mức 92,26 tỉ USD, trong đó 87% là thâm hụt ở ngành may mặc. Thâm hụt của khối EU (27 nước) cũng tăng lên nhanh chóng với 13,7%. Tuy vậy với mức thâm hụt thương mại dệt may trị giá 63,03 tỉ USD , ở EU chỉ bằng 68% ở Mỹ. Trung Quốc tiếp tục đạt mức thặng dư trong thương mại dệt may lớn nhất thế giới , theo sau là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Pakistan.

Nhà xuất khẩu lớn nhất hàng dệt trên thế giới trong năm 2007 là EU 27 ,theo sau lần lượt là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Nhật Bản. Vừa là nhà xuất khẩu lớn nhất, EU27 đồng thời cũng là nhà nhập khẩu hàng dệt lớn nhất, sau đó mới đến Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Việt Nam, Canada và Nga.

Về xuất khẩu quần áo, Trung Quốc chiếm vị trí quán quân trong năm 2007 trong 2 năm liên tiếp. Tiếp đến là EU27, Hông Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Mê-hi-cô và Hoa Kỳ.

 Năm 2007, 46% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới đến các nước EU, trong khi đến Mỹ là 24% và đến Nhật Bản thứ 3 (7%). Những nước chỉ chiếm một số lượng nhập khẩu hàng may mặc nhỏ trên tổng kim ngạch nhập khẩu thế giới là Hồng Kông, Nga, Canada, Thuỵ Sỹ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Hàn Quốc và Úc

Vinatex

Nguồn:Internet