menu search
Đóng menu
Đóng

Trung – Nga – EU cùng thách thức kỷ nguyên đồng USD

14:02 27/03/2009
Nguồn tin từ báo Hồng Kông ngày 25/3 cho biết, Hội nghị thượng đỉnh G20 đang chuẩn bị diễn ra vào tháng 4 tới, vị thế của đồng USD đang gặp những thách thức trước nay chưa từng có. Trung Quốc, Liên minh châu Âu EU và Nga thay nhau lên tiếng kêu gọi cải cách hệ thống tài chính với đồng USD là chủ đạo, kết thúc kỷ nguyên đồng USD độc chiếm.
Các nhà quan sát kinh tế cho biết, do Mỹ nợ quá nhiều, mức thậm hụt ngân sách lại quá lớn, thậm chí gần đây “cỗ máy in tiền” đã khởi động để giải cứu thị trường, trong tương lai ắt sẽ xảy ra tình trạng đồng USD mất giá, kinh tế toàn cầu sẽ u ám hơn, đồng thời cũng khiến cho vị thế dự trữ giá trị của đồng USD cũng chịu nhiều sự nghi vấn từ các nước.

BRIC với sáng kiến lập tiền tệ dự trữ mới

Ông Châu Tiểu Xuyên - Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc liên tục trong hai ngày đã đề nghị cho phép quyền rút vốn đặc biệt sử dụng trong Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (SDR) thành tiền tệ dự trữ siêu chủ quyền mới và sẽ dần thay thế tiền tệ dữ trữ hiện thời - đồng USD. Sáng kiến này đã nhận được sử ủng hộ của nhóm các nước BRIC, đồng thời EU cũng muốn gây sức ép cho đồng USD, đưa ra lời đề nghị phá bỏ hệ thống tiền tệ cũ.

Ngày 23/3, ông Châu cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã phản ánh sự thiếu sót và những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống tiền tệ hiện thời, do đó cần phải sáng tạo cải cách và hoàn thiện hệ thống tài chính này, thúc đẩy sự ổn định giá trị của tiền tệ dự trữ. Như vậy, mới có thể duy trì sự ổn định cho kinh tế tài chính toàn cầu.

Tiền tệ quốc tế hình thành nên cục diện tam cực

Ngày 24/3, ông Châu cho biết thêm, ngoài việc tăng cường hợp tác giám sát, dẫn dắt lưu động vốn dự trữ một cách hợp lý, xã hội quốc tế cần phải tăng cường giám sát các chính sách kinh tế tài chính phát hàng tiền tệ dự trữ, nâng cao vai trò và vị thế của SDR, từng bước thúc đẩy đa dạng hóa sự phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế.

Theo quan điểm của ông Trương Minh, chuyên viên nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới, từ cuộc tranh luận hiện tại có thể thấy, việc cải cách hệ thống tiền tệ đang đối mặt với cục diện tam cực. Ông cho rằng, trong hội nghị thượng đỉnh G20, Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và các quốc gia mới nổi ở Đông Nam Á sẽ phải triển khai thế nào để kích thích tăng trưởng kinh tế và xây dựng lại hệ thống tiền tệ quốc tế. Hiện tại, việc thảo luận về sáng kiến “tiền tệ dự trữ quốc tế mới” chỉ đang nóng lên và “trò chơi 3 người” sẽ nhanh chóng hình thành nên cục diện tam cực trong hệ thống tiền tệ quốc tế.
( Vitinfo)

Nguồn:Internet