menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu da giày vào EU - những điều cần biết

14:30 20/05/2008

EU là thị trường da giày hứa hẹn đem lại nhiều vận hội cho các doanh nghiệp nỗ lực tiếp cận thị trường này. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất trong ngành da giày đã có sự dịch chuyển lớn sang các nước có thu nhập thấp. Đây là một sự lựa chọn hợp lý về mặt kinh tế vì giá nhân công chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất da giày, trong khi sản lượng da giày tăng cao theo năm dù giá sản phẩm giảm.
Để thành công khi xuất khẩu vào thị trường này, các nhà xuất khẩu da giày ở các nước đang phát triển cần phải thực hiện được có một số yêu cầu quan trọng mà thị trường EU đòi hỏi. Đó là:
1) Tuân thủ với những yêu cầu tiếp cận thị trường châu Âu
Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu da giày sang EU:
Dán nhãn hàng da giày. Nếu doanh nghiệp bạn sản xuất, nhập khẩu hoặc bán da giày, bạn cần phải đảm bảo rằng các sản phẩm của mình được dán nhãn ghi rõ thành phần nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, như mũi giày, lót và đế giày. Các vật liệu cần phải được dán nhãn theo một trong bốn cách sau: da, da thuộc, vật liệu dệt hoặc các nguyên liệu khác.
 • Những vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất da giày. Hướng dẫn (2002/61/EC) của EU hạn chế sử dụng các chất và chế phẩm nguy hiểm (thuốc nhuộm azo) dùng trong các sản phẩm da hoặc vải dệt, gồm có da giày.
Công ước CITES về kinh doanh các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), trong đó bao gồm những quy định (EC 338/97) về các sản phẩm da có chứa nguyên liệu lấy từ các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Đóng gói. Toàn bộ quy trình đóng gói hàng nhập khẩu cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu (có thể sử dụng lại, tái chế, có thể phục hồi về năng lượng hoặc có thể làm thành phân trộn; có khối lượng hoặc trọng lượng tối thiểu để duy trì các mức an toàn, vệ sinh cần thiết và được người tiêu dùng chấp nhận; chứa hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại khác không  vượt quá mức tối thiểu. EU cũng quy định về khối lượng tối đa đối với hàng đóng gói và đưa ra những quy định cụ thể về đóng gói hàng bằng bao bì gỗ.
Chống phá giá. Đây đã và đang là vấn đề nổi cộm trong ngành da giày giữa EU và các nước xuất khẩu trong những năm gần đây. EU đã tăng cường các biện pháp hạn chế nhập khẩu da giày từ một số nước nhằm bảo vệ ngành da của mình và ngăn chặn hoạt động bán phá giá sản phẩm quy mô lớn có thể gây ảnh hưởng bóp méo sự vận hành thông thường của thị trường khối này.
2) Đáp ứng những yêu cầu đặc thù của ngành da giày
Những yêu cầu về chất lượng
Người tiêu dùng EU đang tìm kiếm các nhà cung cấp tin cậy có khả năng cung ứng thường xuyên với chất lượng sản phẩm ổn định. Các thị trường khác nhau có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, nguyên vật liệu, kích cỡ giày, màu sắc…Căn cứ vào đó,  những yêu cầu về chất lượng tối thiểu đã được đặt ra. Nhiều công đoạn kiểm tra được thực hiện để đảm bảo rằng vật liệu (da, vải dệt…) đáp ứng được tiêu chuẩn mà người tiêu dùng đặt ra như độ vững chắc. Các phương pháp kiểm tra kỹ thuật được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn châu Âu, các chuẩn mực quốc gia hoặc tiêu chuẩn ISO.
Một yêu cầu khác cũng được đưa ra, đó là khả năng truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm hoàn chỉnh cần phải có thể truy xuất được nguồn gốc thông qua chuỗi cung cấp. Điều này đòi hỏi phải có sự ghi chép chi tiết và các thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt đối với các chu trình sản xuất có liên quan.
Độ tin cậy
Thị trường da giày EU có những đòi hỏi cao về hoạt động hậu cần. Tổng thời gian bình quân để hoàn thành đơn hàng ngày càng được rút ngắn và độ tin cậy về giao hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các nhà cung cấp cần phải rất linh hoạt, mềm dẻo và thời gian đáp ứng (từ khi nhận được đề nghị báo giá đến khi nhận đơn mua hàng) cần phải là tối thiểu và  có thể kiểm soát. Do vậy, việc giao hàng theo đúng thời hạn đã định là rất quan trọng. Cần phải giữ vững chấp hành về tiêu chuẩn chất lượng. Trên thực tế, điều này sẽ thường đồng nghĩa với việc đầu tư mua thiết bị mới và đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Chữ tín có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà xuất khẩu da giày từ các nước đang phát triển. Xâm nhập vào thị trường EU là một việc làm khó khăn và nếu bạn không giữ lời hứa, bạn sẽ mau chóng bị gạt ra khỏi cuộc chơi.
Giá cạnh tranh
Các nhà bán lẻ hoặc các nhà phân phối thường đưa ra được các mức giá có tính cạnh tranh khi mua hàng  hàng từ một nước đang phát triển. Mặc dù giá cả là một yếu tố rất quan trọng, song điều cũng quan trọng không kém là bạn không nên để bị coi thuần tuý là nguồn cung cấp sản phẩm giá thấp.
Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
Các khách hàng tiêu dùng EU luôn nghĩ rằng các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển nắm vững các kỹ năng giao tiếp. Do vậy, bạn cần phải cởi mở và rõ ràng khi trình bày, đúng hẹn và nhanh chóng giải đáp các câu hỏi, thắc mắc và các vấn đề một cách thoả đáng.

Nguồn:Vinanet