menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu đồng của Chilê dự kiến tăng 3,5% trong 5 năm tới.

10:26 28/07/2008
Theo Reuter, xuất khẩu đồng từ Chilê, nước cung cấp đồng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng 3,5% trong 5 năm tới.
Giá đồng, sản phẩm xuất khẩu chính của Chi lê, dự kiến sẽ giảm còn 2,83 USD/ lb trong năm tới so với 3,50 USD trong năm nay, giảm còn 1,75 USD/ lb vào năm 2012. Chính phủ Chi lê dự kiến giá đồng trung bình đạt 3,56 USD/ lb trong năm nay. Chi Lê là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới.
GDP của nước này dự kiến tăng 4,25% trong năm nay, thấp hơn tiềm năng của họ do thiếu năng lượng.Tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ Nam Mỹ này sẽ đạt dưới mức 5% do giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng cao kỷ lục tác động tới nhu cầu nội địa và đầu tư. Chi lê cần nhập khẩu nhiều dầu do tiêu thụ mạnh song hạn hán đầu năm nay gây cắt giảm sản xuất thủy điện. Kinh tế nước này đã tăng 2,1% trong tháng 5 so với tháng 5 năm ngoái, tháng tăng thấp thứ hai kể từ 2002.
Trong tháng 5/2007, xuất khẩu đồng của Chi Lê đạt trị giá 4,281 tỷ USD. Giá tăng mạnh là do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ mạnh là các nguyên nhân đẩy thặng dư mậu dịch của nước này tăng lên mức cao kỷ lục.
Mới đây, Ủy ban thép quốc gia Cochilco cho biết sản lượng đồng của Chilê  sẽ tăng 21% vào năm 2012. Sản lượng đồng tinh chế của nước này sẽ đạt 6,484 triệu tấn năm 2012 so với 5,361 triệu tấn năm ngoái.
Kết quả, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của ngành khai khoáng sẽ tăng 22%.
Tình trạng căng thẳng của hệ thống điện Chilê sẽ xẩy ra ở miền bắc- vùng khai thác mỏ lớn nhất nước này. Cochilco nói hệ thống điện cung cấp cho miền bắc( SING ) sẽ tăng sản lượng điện lên 11.600 giga W/ 1 giờ năm 2012 từ mức 9.700 giga W năm 2006. Ngành khai thác mỏ đã tiêu thụ 83% tổng lượng điện mà SING sản xuất. Tự sản xuất được rất ít dầu và khí đốt, Chilê buộc phải nhập khẩu khí đốt từ Ác-hen-ti-na, làm tăng khó khăn để đáp ứng nhu cầu nội địa và đẩy giá xuất khẩu cho nước láng giềng Ande.
 Đất nước giầu khí đốt Bolivia đã từ chối bán khí đốt cho Chilê bởi sự tranh chấp đất với Bolivia kéo dài.
Chilê dự định xây dựng hệ thống ga hóa lỏng tự nhiên, như thế có thể nhập khẩu khí đốt theo đường biển và  không phải  phụ thuộc vào Ác-hen-ti-na, và cũng tăng khả năng phát triển năng lượng hạt nhân đáp ứng nhu cầu đất nước.

Nguồn:Vinanet