Theo USDA, giá thịt lợn tại Mỹ trong tuần qua giảm do lượng lợn giết mổ lên mức cao nhất trong năm, đạt 2,597 triệu con.
Sản lượng thịt lợn tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Giá thịt lợn giảm do nhu cầu yếu, ngoại trừ dăm bông. Giá thịt bò giảm cũng gây áp lực lên giá thịt lợn. Dự kiến, giá thịt lợn giao kỳ hạn tháng 12 đạt mức 77,20 - 81,50 và có xu hướng ổn định
Biểu đồ giá thịt lợn tại Mỹ giao kỳ hạn tháng 12
Giá lợn hơi tại Trung Quốc tăng
Giá lợn hơi trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã lên mức 2.374,44 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 1/2021 do chính phủ tăng dự trữ thịt lợn và giảm lượng lợn nái đã giúp thị trường ổn định, giá tăng. Trung Quốc đã mua 30.000 tấn thịt lợn để dự trữ vào ngày 10/10/2021 và mua 7.700 tấn thịt bò đông lạnh, thịt cừu đông lạnh và 800 tấn thịt bò Tây Tạng đông lạnh để dự trữ vào ngày 13/10.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, đàn lợn nái của Trung Quốc trong tháng 7/2021 đã giảm 0,5% và tháng 8 giảm tiếp 0,9%, tháng 7 là tháng đầu tiên sụt giảm trong gần hai năm.
Các trang trại chăn nuôi lợn đang bị thua lỗ nặng do giá giảm mạnh và ở một số khu vực thậm chí xuống dưới 4 nhân dân tệ/500 gram.
Giá lợn hơi giảm và chi phí thức ăn tăng đã khiến các lượng lợn giết mổ nhiều, gồm cả lợn nái vào đầu năm nay, việc này có thể làm giảm nguồn cung vào cuối năm nay.
Nhập khẩu thịt của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong 19 tháng
Theo Hải quan Trung Quốc, trong tháng 9/2021 Trung Quốc đã nhập khẩu 694.000 tấn thịt, giảm 17% so với tháng 9/2020 và giảm 8% so với tháng 8/2021, đây là tháng nhập khẩu thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Cho đến nay, nước này đã nhập khẩu 7,38 triệu tấn thịt, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.
Giá thịt lợn Trung Quốc đã giảm mạnh trong năm nay do sản xuất trong nước phục hồi sau dịch tả lợn châu Phi và cũng do nhu cầu tiêu thụ giảm. USDA cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt đỏ,
dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2022 sẽ giảm. Giá lợn hơi đã giảm mạnh kể từ đầu năm 2021 và liên tục ở mức thấp kể cả trong những ngày lễ.
Dự kiến sản lượng thịt lợn năm 2022 giảm và nhập khẩu tăng, đặc biệt là trong nửa cuối năm. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc dự kiến đạt gần 4,8 triệu tấn, tăng gần 6% so với năm 2021, tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức kỷ lục của năm 2020 khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn do dịch bệnh là nghiêm trọng nhất.
USDA dự báo sản lượng thịt lợn trên thế giới năm 2022 sẽ giảm
Theo dự báo của USDA, sản lượng thịt lợn toàn cầu vào năm 2022 sẽ giảm 2% xuống còn 104,2 triệu tấn chủ yếu do sản lượng ở Trung Quốc giảm. Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc dự kiến đạt gần 43,8 triệu tấn, giảm gần 5% so với năm 2021. Giá lợn hơi Trung Quốc giảm mạnh kể từ đầu năm 2021 đang đẩy mạnh việc giết mổ và dự kiến sẽ nguồn cung lợn trong năm tới sẽ giảm. Nếu giá không tăng, lợi nhuận chăn nuôi giảm thì các nhà chăn nuôi có thể giảm tái đàn hoặc rời bỏ hoạt động kinh doanh.
Ngược lại, sản lượng thịt lợn ở Việt Nam tiếp tục tăng do dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế; các quốc gia như Brazil và Mexico cũng tăng sản lượng để phục vụ nhu cầu trong nước và cơ hội tăng xuất khẩu.
Thương mại toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ tăng 2%, đạt 12,8 triệu tấn, tại Trung Quốc nguồn cung trong nước giảm khiến nhu cầu nhập khẩu tăng. Trong khi đó, các nước xuất khẩu lớn sẽ được hỗ trợ từ nhu cầu ổn định ở các thị trường Đông Á khác khi điều kiện kinh tế và dịch vụ ăn uống được cải thiện. Xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ tăng 3% do nhu cầu ở hầu hết các thị trường chính được cải thiện. Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Philippines giảm do chấm dứt tạm thời việc giảm thuế và khối lượng hạn ngạch tăng. Việt Nam cũng dự kiến nhập khẩu thịt lợn giảm trong năm tới do nguồn cung trong nước tiếp tục phục hồi.
Dự báo năm 2022 sản lượng thịt lợn của Mỹ giảm, xuất khẩu tăng
Dự báo, sản lượng thịt lợn của Mỹ năm 2022 sẽ giảm nhẹ do lượng lợn giảm và lượng lợn nái vào cuối năm 2021 giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ dự kiến sẽ tăng 3% do nhu cầu ở hầu hết các thị trường chính tăng. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tăng sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ cả trực tiếp và gián tiếp khi các đối thủ cạnh tranh lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc chuyển hướng xuất khẩu ra khỏi các thị trường Đông Á. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng thấp và giá trị của đồng peso tăng sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Mexico.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Thepigsite