menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu cọ ổn định ở mức trên 4.000 ringgit/tấn trong tháng 10/2024

15:20 30/10/2024

Theo Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC), giá dầu cọ được dự kiến ổn định ở mức trên 4.000 ringgit/tấn trong tháng 10/2024, bất chấp sự bất ổn đang diễn ra trên thị trường.
MPOC cho biết, tồn kho dầu cọ tại Malaysia giảm mạnh khiến giá tăng cao. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cung cầu dầu cọ khi bước vào quý cuối cùng của năm 2024 gồm tồn kho dầu cọ của Ấn Độ, chính sách nhiên liệu sinh học B40 của Indonesia và xu hướng sản xuất cũng như tiêu thụ bốn loại dầu thực vật chính toàn cầu vào năm 2025.
Sản lượng dầu cọ của Malaysia trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tăng 8,7% đạt 1,15 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng 12,9% đạt 1,41 triệu tấn. Trong giai đoạn này, tăng trưởng xuất khẩu vượt xa so với sản lượng 260.000 tấn, khiến lượng tồn kho dầu cọ giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ ở mức 2,01 triệu tấn.
Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới. Lượng dầu cọ tồn kho thấp hơn tại các cảng cho thấy nước này có khả năng sẽ tăng lượng nhập khẩu trước mùa lễ hội, với ước tính 700.000 tấn trong tháng 10 này.
Trong khi đó, quyết định tăng lệnh pha trộn nhiên liệu sinh học của Indonesia – quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới - sẽ tiếp tục thắt chặt nguồn cung dầu cọ sẵn có để xuất khẩu.
Tính đến ngày 25/10/2024, lượng đậu tương nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) trong niên vụ 2024/25 (bắt đầu vào tháng 7 vừa qua) đạt 3,78 triệu tấn, tăng 1% so với mức 3,74 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu hạt cải dầu của EU trong cùng kỳ đạt 1,75 triệu tấn, tăng 5% so với mức 1,67 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2023. Uỷ ban châu Âu công bố lượng dầu cọ nhập khẩu giảm 21% so với cùng kỳ chỉ đạt 988.458 tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia ngày 30/10/2024 đã giảm ba trong bốn phiên giao dịch gần nhất, do chịu áp lực từ hoạt động chốt lời và lo ngại nhu cầu sụt giảm, mặc dù giá dầu thô tăng cùng đồng ringgit suy yếu đã góp phần hỗ trợ.
Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 1/2025 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch ngày 30/10 chốt ở 4.613 ringgit (1.052,48 USD)/tấn. Giờ nghỉ trưa, hợp đồng này chốt ở 4.606 ringgit (1.049,44 USD)/tấn. Ngày mai thứ 5 (31/10) thị trường sẽ đóng cửa nghỉ lễ.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá dầu đậu tương DBYcv1 giảm 0,14%, còn giá dầu cọ DCPcv1 tăng 0,41%. Trên sàn thương mại Chicago, giá dầu đậu tương Bocv1 tăng 0,14%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT ngày 30/10

(Đvt: US cent/lb)

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 12/24

42,89

43,14

42,64

42,98

42,80

Tháng 1/25

42,85

43,18

42,70

43,02

42,85

Tháng 3/25

43,10

43,33

42,87

43,20

43,01

Tháng 5/25

43,26

43,49

43,10

43,41

43,22

Tháng 7/25

43,42

43,66

43,25

43,54

43,38

Tháng 8/25

43,28

43,49

43,09

43,40

43,23

Tháng 9/25

43,16

43,26

43,07

43,26

43,02

Tháng 10/25

42,76

42,88

42,57

42,63

42,73

Tháng 12/25

42,79

42,84

42,72

42,81

42,69

Tháng 1/26

43,05

43,24

42,51

42,70

42,64

Tháng 3/26

43,12

43,23

42,51

42,69

42,64

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters, The Star, Tradingcharts