Hợp đồng dầu cọ giao tháng 9/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 133 ringgit, tương đương 3,54% lên mức 3.894 ringgit (877,03 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 3.893 ringgit (876,8 USD)/tấn. Trước đó, giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn đã giảm hơn 8% xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, do xuất khẩu trong tháng 7/2022 ở mức thấp.
Chính phủ Indonesia đã tạm thời ngừng việc xuất khẩu lao động sang Malaysia, trong đó có hàng nghìn người ứng tuyển cho công việc trong các đồn điền, với lý do vi phạm thoả thuận tuyển dụng lao động đã ký giữa hai nước, làm dấy lên kỳ vọng vào sự phục hồi sản xuất của Indonesia trong nửa cuối năm.
Malaysia là nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc đóng băng đồn điền là đòn mới nhất đối với nước này – vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 1,2 triệu lao động có thể làm chệch hướng hồi phục kinh tế.
Theo Ivy Ng, người đứng đầu khu vực nghiên cứu đồn điền tại CGS-CIMB Research, công việc trong các đồn điền sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì nó phục thuộc nhiều vào công nhân Indonesia khi các tháng sản xuất cao điểm sắp tới. Việc trì hoãn xuất khẩu lao động có thể dẫn đến sản lượng dầu cọ tại Malaysia trong nửa cuối năm 2022 sụt giảm so với năm trước.
Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của Tập đoàn Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai, cho biết những lo ngại về lao động đã hỗ trợ thị trường hồi phục. Tuy nhiên, thị trường sẽ phải thận trọng trước việc nhà sản xuất hàng đầu Indonesia có khả năng loại bỏ thuế xuất khẩu 200 USD/tấn nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho tồn đọng, sẽ gây áp lực lên giá dầu cọ Malaysia khiến nó phải tự điều chỉnh để cạnh tranh.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,4%, giá dầu cọ tăng 1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1,3%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters