Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 58 ringgit, tương đương 0,95% lên 6.167 ringgit (1.405,1 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.211 ringgit (1.416,1 USD)/tấn.
Indonesia, nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, sẽ áp dụng chính sách bán hàng trong nước đối với dầu cọ nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa đạt 10 triệu tấn, sau khi huỷ bỏ bệnh cấm xuất khẩu kéo dài 3 tuần.
Nhiều chính sách được dự kiến sẽ gây ra nhiều biến động hơn cho giá dầu cọ thô.
Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới cho biết việc Indonesia nối lại xuất khẩu sẽ không làm giảm khả năng cạnh tranh trong việc xuất khẩu dầu ăn.
Xuất khẩu dầu cọ từ Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 5/2022 đã tăng từ 28 – 32,6% so với cùng thời điểm trong tháng 4/2022 lên 794.527 tấn, theo các nhà khảo sát hàng hoá. Trong khi đó, sản lượng dầu cọ trong nửa đầu tháng 5/2022 lại giảm 26% so với cùng kỳ tháng trước.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,2%, giá dầu cọ tăng 1,8%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,2%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters