menu search
Đóng menu
Đóng

Giá gạo Thái cao nhất 18 tháng, thị trường chờ nhu cầu của Trung Quốc và Indonesia

16:50 02/06/2016

Vinanet - Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan duy trì ở mức cao kỷ lục mặc dù Chính phủ tiếp tục mở bán đấu giá gạo tồn trữ, trong khi giá gạo Việt Nam vững trong bối cảnh nhu cầu mua yếu và thiếu vẵng những khách hàng chủ chốt đến từ Philippines và Trung Quốc.
Gạo Thái Lan duy trì ở mức cao nhất trong vòng 18 tháng do nhu cầu gạo xuất khẩu của Thái lan tăng trong bối cảnh hạn hán làm giảm sản lượng của những nước sản xuất chủ chốt ở châu Á.
Gạo 5% tấm giá hiện 420 USD/tấn, FOB Bangkok, cao nhất kể từ ngày 11/11/2014, so với 418-420 USD/tấn một tuần trước đây.
Giá gạo tăng là tin vui đối với người trồng lúa. Những vùng nông thôn nghèo đã rất khó khăn khi giá xuống thấp nhất trong vòng 8 năm vào 2015. Kinh tế nông nghiệp của nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới này đã sụt giảm trong 6 quý liên tiếp tính tới quý I/2016.
Hạn hán đang ảnh hưởng tới cây trồng ở Thái lan, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, đồng thời làm gia tăng nhu cầu gạo xuất khẩu của Thái Lan.
Xuất khẩu tính đến giữa tháng 5 đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,9 triệu tấn, theo Duangporn Rodphaya, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương – Bộ Thương mại Thái Lan.
Chính phủ Thái đang tận dụng cơ hội giá và nhu cầu tăng để bán một phần trong tổng khối lượng trên 11 triệu tấn gạo tồn trữ.
Thái Lan đã hoàn tất đợt bán đấu giá gạo dự trữ thứ 3 của năm 2016 vào ngày 19/5 với khối luộng bán 783.948 tấn (trong tổng khối lượng 1,2 triệu tấn mở bán), và dự định sẽ mở bán 2,24 triệu tấn trong phiên đấu giá thứ 4.
Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tiếp tục ổn định trong tuần này, với gạo 5% tấm khoảng 375 – 380 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn (gạo làm từ lúa Đông Xuân) và 365 – 370 USD/tấn (làm từ lúa Hè Thu).
Các thương gia và các nhà phân tích ở Việt Nam cho biết việc Thái Lan bán đấu giá gạo tồn trữ không ảnh hưởng nhiều tới giá gía gạo Việt Nam. Nếu Philippines và Trung Quốc mua vào, giá sẽ tăng lên. Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết: “Khách hàng châu Phi có thể muốn mua gạo cũ của Thái Lan bởi giá rẻ, do vậy họ không hỏi mua gạo Việt nam lúc này.
Nông dân ở ĐBSCL hiện đang xuống giống lúa Hè Thu với hy vọng tăng diện tích lúa để bù lại thiệt hại ở vụ trước do hạn hán và xâm nhập mặn.
Sản lượng lúa Việt nam năm nay chức chắn sẽ giảm lần đầu tiên kể từ 2015 sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 90 năm, nhưng mức độ giảm sẽ được hạn chế bởi nông dân có kế hoạch tăng diện tích lúa vụ cuối năm.
Sản lượng lúa Đông Xuân ở ĐBSCL gỉam 10,2% so với năm ngoái, nhưng tổng sản lượng có thể chỉ giảm khoảng 1,5% xuống 44,5 triệu tấn,
Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam, được dự báo sẽ tăng nhập khẩu gạo, nhưng hiện vẫn chưa tích cực mua.
“Trung Quốc sẽ vẫn tăng nhập khẩu gạo bởi sản lượng thiếu hụt”, hãng BMI Research cho biết trong một báo cáo công bố hôm 30/5.
Tổng nhập khẩu gạo vào Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,34 triệu tấn, trong đó riêng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 85,5% lên 580.000 tấn, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Đây là số liệu chính thức. Reuters đưa tin Trung Quốc đã dừng mua gạo qua đường tiểu ngạch từ cuối tháng 3 trong chiến dịch chống buôn lậu.
Ngày 2/6 Trung Quốc đã bán đấu giá tổng cộng 2.831 tấn gạo từ kho dự trữ, chiếm 0,19% trong tổng số gạo mở bán, theo Trung tâm Thương mại Ngũ cốc Quốc gia. Gạo này sản xuất từ năm 2014, được bán với giá trung bình 2.810 nhân dân tệ (427,13 USD)/tấn tại tỉnh miền đông An Huy.
Về các thông tin liên quan, Ấn Độ đã nâng giá thu mua gạo thêm 60 rupee/100 kg (khoảng 4,3%) lên 1.470 rupee (21,89 USD)/100 kg, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Radha Mohan Singh. Quốc gia sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới này mua gạo từ nôn dân để đưa vào kho dự trữ, trong chương trình bình ổn giá lương thực.
Ấn Độ sẽ sớm hoàn tất hợp đồng xuất khẩu gạo phi – basmati với Indonesia theo hợp đồng chính phủ, một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết. Nông dan Ấn Độ sẽ bắt đàu trồng lúa từ tháng 6 và sẽ thu hoạch vào tháng 10.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet