Tại miền Bắc
Tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi cao nhất toàn miền 57.000 đồng/kg, các địa phương như Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Bình, Bắc Giang 55.000 - 56.000 đồng/kg; tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giá ở mức 54.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên
Tại tỉnh Quảng Trị giá lợn hơi được thu mua ở mức 57.000 đồng/kg; tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, hừa Thiên Huế, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg; tại tỉnh Hà Tĩnh thấp nhất toàn miền 54.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Tại miền Nam
Tại tỉnh Hậu Giang, Bến Tre giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi; tại tỉnh An Giang đạt mức 60.000 đồng/kg; tại tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu ở mức 56.000 - 57.000 đồng/kg; tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang 55.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động 55.000 - 60.000 đồng/kg.
Thông tin từ tieudung.vn, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Quốc Toản cho biết, giá lợn hơi trên cả nước tăng nhẹ trong thời gian qua do nhu cầu sử dụng thực phẩm tại các bếp ăn trường học, khu công nghiệp đang phục hồi trở lại, nhưng giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng đang tạo ra nhiều thách thức.
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Tống Xuân Chinh, giá thịt tăng nhưng chưa ổn định bởi nhiều nguyên nhân. Tại thị trường nội địa, thịt lợn chủ yếu tiêu thụ dạng tươi sống, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, khiến giá thành sản xuất cao, hạn chế khả năng cạnh tranh…
Để thúc đẩy sản xuất và ổn định “đầu ra” cho sản phẩm trong bối cảnh chi phí “đầu vào” tăng cao, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành chăn nuôi cần tăng cường năng lực chế biến, bảo quản sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ðặc biệt, các hộ chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất, chế biến quy mô lớn, qua đó hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới. Cụ thể, mỗi năm cả nước cần hơn 33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, nhưng thị trường trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm 40%), số còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Để bớt phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, xây dựng công thức khẩu phần thức ăn chăn nuôi có nguyên liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam (hệ thống siêu thị Nutri Mart) Nguyễn Thị Diễm Hằng, Nutri Mart đã có hơn 1.000 điểm bán hàng và dự kiến sẽ mở 500 điểm bán hàng tại Trung Quốc nên rất cần liên kết với các trang trại trong nước để có nguồn thịt tươi, thịt đông lạnh và cả các sản phẩm thịt chế biến. Tuy nhiên, sản phẩm của các hộ chăn nuôi phải bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Để ổn định nguồn cung sản phẩm gia súc trong mọi tình huống, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, cùng với việc phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, Hà Nội sẽ cơ cấu lại phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc duy trì và phát triển 52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Mặt khác, thành phố sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với trang trại chăn nuôi trong việc xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm...
Nguồn:Vinanet/VITIC