menu search
Đóng menu
Đóng

Giá lợn hơi ngày 18/5/2019 tiếp tục bị chi phối bởi dịch ASF

16:52 18/05/2019

Vinanet - Giá lợn hơi hôm nay ổn định tại miền Bắc, trong khi hai khu vực còn lại xu hướng giảm vẫn tiếp tục.
Tại miền Bắc ổn định
Giá lợn hơi tại hầu khắp các vùng miền tiếp tục chịu chi phối bởi diễn biến dịch tả lợn châu Phi. Miền Bắc giá lợn hơi không giảm thêm.
Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc heo bán chạy dịch quanh mức 24.000 – 25.000 đ/kg, heo thường giao dịch ở mức 28.000-30.000 đ/kg, một số nơi giá vẫn ở mức 33.000-34.000 đ/kg. Dịch tả lợn châu Phi, lợn tai xanh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tình trạng bán chạy cả lợn nái lẫn lợn thịt, kể cả các trại lớn. Tuy nhiên, đáng chú ý là các cơ sở giết mổ đang thiếu nguồn lợn sạch để bán.
Tại nhiều vùng dịch, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn bán lợn thịt ra với giá khá thấp, chỉ khoảng 29.000 đ/kg. Theo nhiều hộ nuôi, đây có thể là nguyên nhân khiến giá lợn trên thị trường không thể chuyển biên tích cực hơn. Tại chợ đầu mối heo Hà Nam, giá lợn thịt hơn một tuần nay chỉ khoảng 27.000-28.000 đ/kg.
Về diễn biến dịch tả lợn châu Phi (ASF), ngày 16/5/2019, tỉnh Hà Tĩnh và Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã công bố xuất hiện bệnh dịch nguy hiểm cao ở lợn.
Tại miền Trung, Tây Nguyên vẫn giảm 1.000 - 2.000 đồng
Tại Quảng Trị, giá lợn hơi giảm 1.000 đồng xuống còn 32.000 đ/kg, Thừa Thiên Huế, Bình Định giảm 2.000 đồng xuống lần lượt 32.000 đ/kg và 29.0000 đ/kg. Giá lợn tại Đắk Lắk cũng giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 35.000 đ/kg. Mặc dù vậy, tại Bình Thuận, giá tăng nhẹ 1.000 đ/kg lên 33.000 đ/kg. Các địa phương còn lại giá lợn hơi biến động cục bộ, dao động trong khoảng 30.000 - 40.000 đ/kg. Trong đó, mức giá 40.000 đồng được ghi nhận tại Khánh Hoà, Ninh Bình.
Tại miền Nam giảm
Giá lợn tại An Giang giảm mạnh 2.000 đồng xuống còn 34.000 đ/kg, Cần Thơ, Kiên Giang đồng loạt giảm 1.000 đồng còn lần lượt 34.000 đ/kg và 35.000 đ/kg, Tây Ninh cũng giảm tương tự.
Tuy nhiên, tại Đồng Tháp tăng 1.000 đồng lên 34.000 đ/kg. Những khu vực còn lại, giá lợn hơi không thay đổi so với ngày hôm qua, được thu mua trong khoảng 32.000 - 37.000 đ/kg. Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ tiếp tục ở mức cao, trong ngày 17/5/2019 đạt 5.570 con và tình hình buôn bán của thương lái không tốt.
Tại các tỉnh phía Nam, hiện vẫn có bốn tỉnh đã công bố dịch tả lợn châu Phi là Đồng Nai, Hậu Giang, Bình Phước, Khánh Hòa khiến giá lợn hơi toàn bộ phía Nam chịu tác động.
Tuy nhiên, sau những ngày đầu có phần “hoảng loạn” dẫn đến bán chạy, bán tháo, hiện các trại nuôi lợn trong dân có xu hướng giữ lại, ko bán ra chờ tăng giá. Nguồn cung lợn thịt trên thị trường những ngày gần đây có phần chững lại, giá lợn tại các công ty chăn nuôi liên tiếp điều chỉnh. Ngày 16/5/2019 các công ty đã bắt đầu điều chỉnh tăng thêm 500-1.000 đ/kg tùy loại lợn. Giá lợn hơi tại công ty chăn nuôi CP miền Nam ở mức 36.000 - 37.500 đ/kg.

Giá lợn hơi ngày 18/5/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

28.000-34.000

Giữ nguyên

Hải Dương

32.000-34.000

Giữ nguyên

Thái Bình

28.000-34.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

30.000-33.000

Giữ nguyên

Hà Nam

27.000-33.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

29.000-31.000

Giữ nguyên

Nam Định

30.000-34.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

32.000-33.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

30.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

32.000-36.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hà Giang

37.000-41.000

-1.000

Lào Cai

37.000-40.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

26.000-31.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

26.000-33.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

32.000-34.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

26.000-32.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

28.000-34.000

+1.000

Yên Bái

34.000-39.000

+1.000

Hòa Bình

32.000-34.000

Giữ nguyên

Sơn La

36.000-38.000

-1.000

Lai Châu

38.000-40.000

-1.000

Thanh Hóa

34.000-36.000

Giữ nguyên

Nghệ An

34.000-38.000

-1.000

Hà Tĩnh

35.000-40.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

36.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

37.000-39.000

Giữ nguyên

TT-Huế

30.000-34.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

34.000-38.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

36.000-38.000

Giữ nguyên

Bình Định

36.000-37.000

Giữ nguyên

Phú Yên

35.000-36.000

-1.000

Khánh Hòa

34.000-36.000

-1.000

Bình Thuận

32.000-37.000

+1.000

Đắk Lắk

33.000-37.000

-2.000

Đắk Nông

33.000-38.000

-1.000

Lâm Đồng

35.000-38.000

-2.000

Gia Lai

37.000-39.000

-1.000

Đồng Nai

33.000-38.000

Giữ nguyên

TP.HCM

34.000-38.000

-2.000

Bình Dương

32.000-35.000

-2.000

Bình Phước

32.000-35.000

-2.000

BR-VT

32.000-35.000

-2.000

Long An

34.000-36.000

-1.000

Tiền Giang

34.000-36.000

-1.000

Bến Tre

33.000-36.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

30.000-39.000

+2.000

Cần Thơ

39.000-42.000

+1.000

Kiên Giang

44.000-46.000

Giữ nguyên

Đồng Tháp

42.000-46.000

Giữ nguyên

Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn Trung Quốc giảm vì dịch ASF

Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn Trung Quốc đang kìm hãm đà tăng của giá lợn hơi, ngay cả khi sản lượng thịt lợn sụt giảm. Dịch ASF giết chết hầu hết lợn nhiễm bệnh nhưng không gây hại cho người. Tuy nhiên, tin tức về dịch bệnh này có tác động tâm lý, khiến người tiêu dùng giảm tiêu thụ thịt lợn trong thời gian ngắn. Trung Quốc giết mổ gần 700 triệu con lợn mỗi năm và thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất.
Giá thịt lợn đã tăng nhẹ kể từ đầu tháng 4, mặc dù sản lượng lợn hơi giảm. Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết đàn lợn trong tháng 4 trên cả nước đã giảm 22,3% so với năm trước.
Giá thịt lợn Trung Quốc cũng đang được giám sát vì dự trữ thịt lợn đông lạnh đang được đưa ra thị trường kể từ khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giết mổ chậm lại để tuân thủ những qui định mới để xét nghiệm dịch ASF. Tuy nhiên, dự kiến giá sẽ tăng trong nửa cuối năm, với sản lượng tiếp tục giảm.
Phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết người chăn nuôi phải được khuyến khích để khôi phục lại các trang trại vì lo ngại tác động của giá thịt lợn tăng cao đối với nền kinh tế và sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, người chăn nuôi lo ngại việc tái đàn ở những trang trại đã bùng phát dịch bệnh vì nguy cơ lợn mới mắc bệnh nếu trang trại không được khử nhiễm đúng cách.
Trung Quốc đã báo cáo 126 trường hợp nhiễm virus ASF tại các trang trại lợn nhưng chưa xác nhận dịch bệnh bùng phát ở nhiều nhà sản xuất lớn.
Nguồn: VITIC/Vietnambiz

Nguồn:Vinanet