Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (12/5) tăng 200 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi tăng 200 đồng/kg, giá lúa OM 18 trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Lúa Đài thơm 8 được thu mua với giá trong khoảng 6.800 - 7.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.
Các giống lúa khác chững giá. Trong đó, lúa IR 50404 được thương lái đang thu mua với giá trong khoảng 6.200 - 6.400 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 trong khoảng 6.300 - 6.500 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 có giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Giá lúa Nhật trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá ổn định ở mức 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Cùng lúc, mặt hàng nếp ổn định. Theo đó, nếp AG (khô) tiếp tục được thu mua với giá trong khoảng 8.000 - 8.200 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá trong khoảng 8.600 - 8.800 đồng/kg. Giá nếp ruột trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Nếp AG (khô) tiếp tục tạm ngừng khảo sát.
Giá lúa
|
ĐVT
|
Giá mua của thương lái (đồng)
|
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước
|
- Nếp AG (khô)
|
kg
|
8.000 - 8.200
|
-
|
- Nếp Long An (khô)
|
kg
|
8.600 - 8.800
|
-
|
- Lúa IR 50404
|
kg
|
6.200 - 6.400
|
-
|
- Lúa Đài thơm 8
|
kg
|
6.800 - 7.000
|
+200
|
- Lúa OM 5451
|
kg
|
6.300 - 6.500
|
-
|
- Lúa OM 18
|
kg
|
6.600 - 6.800
|
+200
|
- Nàng Hoa 9
|
kg
|
6.600 - 6.800
|
-
|
- Lúa Nhật
|
kg
|
7.800 - 8.000
|
-
|
- Lúa IR 50404 (khô)
|
kg
|
-
|
-
|
- Lúa Nàng Nhen (khô)
|
kg
|
13.000
|
-
|
- Nếp ruột
|
kg
|
15.000 - 16.000
|
-
|
- Gạo thường
|
kg
|
11.500 - 12.500
|
-
|
- Gạo Nàng Nhen
|
kg
|
22.000
|
-
|
- Gạo thơm thái hạt dài
|
kg
|
18.000 - 19.000
|
-
|
- Gạo thơm Jasmine
|
kg
|
14.000 - 15.000
|
-
|
- Gạo Hương Lài
|
kg
|
19.000
|
-
|
- Gạo trắng thông dụng
|
kg
|
14.500
|
-
|
- Gạo Nàng Hoa
|
kg
|
18.500
|
-
|
- Gạo Sóc thường
|
kg
|
14.000 - 15.000
|
-
|
- Gạo Sóc Thái
|
kg
|
18.000
|
-
|
- Gạo thơm Đài Loan
|
kg
|
20.000
|
-
|
- Gạo Nhật
|
kg
|
22.000
|
-
|
- Cám
|
kg
|
8.500 -9.000
|
-
|
Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định ở mức 9.850 đồng/kg, trong khi giá gạo thành phẩm điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên mức 11.300 đồng/kg.
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá gạo lặng sóng. Trong đó, giá gạo thường trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Sóc thường có giá trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng ở mức 14.500 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái ở mức 18.000 đồng/kg.Gạo Nàng Hoa được duy trì giá bán ở mức 18.500 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cám trong khoảng 8.500 - 9.000 đồng/kg.
Sản xuất theo hướng thuận thiên
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng và thay đổi đến cơ cấu sản xuất. Để thích ứng với tình hình mới, đồng thời chủ động sản xuất thuận tự nhiên thì mô hình “con tôm ôm cây lúa” được Bộ NN&PTNT nhận định là hướng đi bền vững.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, thực tế một số nơi ở Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang… cho thấy vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mô hình tôm - lúa, theo báo Hậu Giang.
Cụ thể, năm 2022 các tỉnh ĐBSCL nuôi gần 190.000ha tôm trên ruộng lúa với sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng và trên 20.000 tấn tôm càng xanh. Mô hình đã giúp nông dân thu về lợi nhuận bình quân 60 - 70 triệu đồng/ha/năm.
Kế hoạch năm 2023, sản xuất tôm - lúa ở ĐBSCL nâng lên hơn 200.000ha, sản lượng tôm ước đạt 125.000 tấn. “Về cơ bản ở ĐBSCL có thể mở rộng thêm diện tích và tăng năng suất. Các địa phương cũng đã thành lập hiệp hội, HTX hoặc tổ hợp tác nhằm liên kết mô hình tôm - lúa đạt hiệu quả cao…”, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nhận định.
Tổng cục Thủy sản cho biết, trong kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì mô hình tôm - lúa được ưu tiên phát triển, nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Mô hình tôm - lúa đã được nhận diện là mô hình thủy sản bền vững, có hiệu quả kinh tế và hạn chế rủi ro, dịch bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác.
Nguồn:vietnambiz