menu search
Đóng menu
Đóng

Malaysia dự kiến giá dầu cọ năm 2025 thấp hơn do sản lượng toàn cầu cao cùng nhu cầu ổn định

16:31 23/10/2024

Trong báo cáo triển vọng kinh tế được công bố cùng với ngân sách năm 2025, chính phủ Malaysia dự báo sản lượng dầu đậu tương toàn cầu sẽ tăng và nhu cầu đối với dầu cọ thô ổn định từ các nước nhập khẩu chính.
Theo đó, Malaysia dự kiến giá dầu cọ thô sẽ ở mức trung bình 3.500 – 4.000 ringgit/tấn vào năm 2025, thấp hơn một chút so với mức dự kiến 3.800 – 4.300 ringgit/tấn của năm nay khi nguồn cung dầu cọ toàn cầu thắt chặt. Giá dầu cọ thô của Malaysia trong tháng 10/2024 đã đạt mức cao nhất 6 tháng ở 4.350 ringgit/tấn. Sản lượng quả tươi không được như kỳ vọng, khiến ảnh hưởng đến sản lượng dầu cọ thô trong nửa cuối năm 2024, do thời tiết khô hạn ảnh hưởng đến chất lượng quả non.
Ngành dầu cọ được dự kiến tăng trưởng do được hỗ trợ bởi sản lượng cao khi diện tích thu hoạch lớn hơn, cùng điều kiện thời tiết thuận lợi và đủ nhân lực lao động.
Về xuất khẩu, nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới này dự kiến sẽ tăng thêm 2,3% trong năm 2024 do nhu cầu về dầu cọ thô ngày càng tăng, đặc biệt là từ Ấn Độ, Bangladesh, Đức, Iran và Philippines.
Là loại dầu ăn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, ngành dầu cọ đã đóng góp trung bình 5-7% vào tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia trong 5 năm qua và tạo việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp cho hơn 30 triệu người lao động.
Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu cọ truyền thống – vẫn duy trì vị thế là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong 8 tháng đầu năm 2024, với 2,02 triệu tấn, chiếm 18,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Các thị trường chính khác bao gồm Trung Quốc với 896.705 tấn (chiếm 8,3%), Liên minh châu Âu (EU) với 857.688 tấn (chiếm 8%), Kenya với 683.893 tấn (chiếm 6,4%), Turkiye với 560.549 tấn (chiếm 5,2%), Nhật Bản với 407.539 tấn (chiếm 3,8%) và Philippines với 407.320 tấn (chiếm 3,8%).
Tổng 7 thị trường nhập khẩu này đạt 5,83 triệu tấn, chiếm 54,3% tổng lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia.
Giá dầu cọ tăng do sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm giá dầu thô Brent mạnh hơn trên thị trường toàn cầu, khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu đầu vào sản xuất biodiesel cùng với lượng dầu cọ dự trữ thấp hơn. Ngoài ra, đồng ringgit yếu hơn so với đồng USD khiến dầu cọ trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng quốc tế. Xu hướng tăng giá hiện tại càng làm rõ nét thêm khả năng phục hồi của ngành dầu cọ.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia ngày 23/10/2024 tăng phiên thứ ba liên tiếp. Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 1/2025 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch ngày 23/10 chốt ở 4.449 ringgit (1.025,82 USD)/tấn.
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá dầu đậu tương DBYcv1 tăng 2,01%, còn giá dầu cọ DCPcv1 tăng 2,58%. Trên sàn thương mại Chicago, giá dầu đậu tương Bocv1 tăng 0,43%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Theo dữ liệu từ Uỷ ban châu Âu, lượng đậu tương nhập khẩu của Liên minh châu Âu trong mùa vụ 2024/25, bắt đầu vào tháng 7, đạt 3,73 triệu tấn vào ngày 20/10, tăng 7% so với một năm trước, trong khi lượng dầu cọ nhập khẩu của EU giảm 17% xuống còn 0,98 triệu tấn.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT ngày 23/10

(Đvt: US cent/lb)

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 12/24

43,83

43,99

43,68

43,77

43,69

Tháng 1/25

43,60

43,80

43,48

43,62

43,47

Tháng 3/25

43,65

43,84

43,53

43,64

43,52

Tháng 5/25

43,83

43,93

43,65

43,72

43,63

Tháng 7/25

43,84

44,00

43,72

43,77

43,70

Tháng 8/25

43,59

43,76

43,50

43,59

43,49

Tháng 9/25

43,25

43,45

43,25

43,27

43,22

Tháng 10/25

42,88

43,08

42,88

42,94

42,88

Tháng 12/25

42,91

43,10

42,84

42,88

42,83

Tháng 1/26

42,00

42,81

42,00

42,81

41,74

Tháng 3/26

42,79

42,79

42,79

42,79

41,73

Nguồn:Vinanet/VITIC/Ukragroconsult