Các sản phẩm từ cá ngừ đều chứng kiến mức tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm với thịt/loin cá ngừ đông lạnh đạt 176 triệu USD, tăng 7%, cá ngừ tươi – đông lạnh – khô đạt 19 triệu USD, tăng mạnh 195%, cá ngừ chế biến khác đạt 57 triệu USD, tăng mạnh 12%.
Đối với mặt hàng cá ngừ đóng hộp, châu Âu đang liên tục tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam. Cá ngừ đóng hộp đang là sản phẩm chủ lực, chiếm gần 49% tổng kim ngạch xuất khẩu. So với năm 2023, xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam tăng gần 33%, đạt hơn 43 triệu USD.
Một mặt hàng của Việt Nam đang được ưa chuộng khắp châu Âu: Nước ta xuất khẩu đứng top 5 thế giới, Ba Lan tăng nhập khẩu đến 300%- Ảnh 2.
Hiện Đức, Ba Lan, Hà Lan, Italy, Sip và Đan Mạch là 6 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Trong đó, Ba Lan và Đan Mạch là 2 nước đang tăng mạnh mua cá ngừ đóng hộp của Việt Nam so với cùng kỳ, lần lượt là 300% và 246%. Trái lại, Hà Lan lại giảm nhập khẩu chi phí vận chuyển tăng cao, các nước EU có xu hướng giảm nhập khẩu cá ngừ qua các cảng trung chuyển của Hà Lan, tăng nhập khẩu trực tiếp để giảm bớt chi phí.
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 22 nước trong khối EU. Trong đó, Đức, Hà Lan và Italy là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang cả 3 nước kể trên đều tăng, đặc biệt là Italia tăng tới 456% so với năm 2022.
Năm 2022, lần đầu tiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD. Bước sang năm 2023, trong khó khăn chung của thị trường thủy sản toàn cầu, xuất khẩu cá ngừ bị giảm sút. Tuy nhiên, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 5 thế giới xét về kim ngạch, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
Theo các doanh nghiệp, để giải quyết vấn đề thẻ vàng IUU mà EU dành cho Việt Nam là bài toán phức tạp và lâu dài. Tuy nhiên, nếu các cơ quan ban ngành đẩy nhanh tiến độ để gỡ rối cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay sẽ là cơ hội để tăng xuất khẩu sang khối thị trường EU.
Hiện cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 86 thị trường trên thế giới. Tính riêng về cá ngừ, sản lượng khai thác 3 tháng đầu năm 2024 tại 3 tỉnh trọng điểm về khai thác cá ngừ ước đạt 5.392 tấn, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: tại Phú Yên ước đạt 1.008 tấn, ước giảm 12% so cùng kỳ; tại Bình Định ước đạt 3.916 tấn, tăng 4%; tại Khánh Hòa ước đạt 368 tấn, giảm 12%.
Trong những năm gần đây, cá ngừ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản, và nhóm mặt hàng có giá trị lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tính từ năm 2017 – 2022, tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng từ 7,1% năm 2017 lên 9,5% năm 2022. Các loài cá ngừ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn…
Nguồn:Như Quỳnh/Nhịp sống thị trường