Cả hai yếu tố này đã làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng và khả năng xuất khẩu của các nước EU. Thêm vào đó là áp lực do giá năng lượng và chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi tăng mạnh.
Hội đồng Bộ trưởng Nông nghiệp EU đã tổ chức họp vào ngày 12 và 13/12/2021. Trong số các chủ đề được thảo luận, phái đoàn đại biểu của Cộng hòa Séc đã thay mặt cho Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Séc, Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Cộng hòa Slovakia, một lần nữa đã báo cáo Hội đồng về những thách thức mà ngành thịt lợn ở châu Âu đang phải đối mặt. Ngành này hiện đang gặp khó khăn do các xu hướng tiêu cực như thị trường thịt lợn nội địa EU quá bão hòa do sản lượng ngành chăn nuôi tăng cao, trong khi xuất khẩu khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi và năng lượng tăng, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát và tác động tiêu cực của đại dịch COVID- 19. Kết quả là giá thịt lợn đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ, điều này có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế EU, việc làm ở nông thôn và hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị. Các phái đoàn đại diện các nước EU đang kêu gọi Ủy ban Châu Âu ngay lập tức, khẩn cấp đưa ra các biện pháp hỗ trợ đặc biệt phù hợp với các quy định của Chính sách Nông nghiệp của EU - CAP.
Theo EUROSTAT, vào tuần cuối tháng 11/2021, giá thịt lợn đông lạnh trung bình tại EU trong kho lạnh (loại thịt S-E) là 131,1 EUR/100 kg, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá lợn giống là 29,9 EUR/con, giảm mạnh 16,2%.
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi lợn thịt của EU đã rất nghiêm trọng trong nhiều tháng nay và triển vọng cũng không khả quan. So với năm 2017, giá thịt lợn hiện tại của EU giảm khoảng 30% và ở mức dưới giá thành sản xuất, điều này đe dọa sự tồn tại của ngành chăn nuôi lợn tại EU.
Ngành chăn nuôi lợn của EU đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 2016, tình hình cũng khó khăn và EU đã cứu vãn bằng cách hỗ trợ tài chính. Hiện nay, chúng ta không được để lĩnh vực này đi xuống và cần phải cứu. Ủy ban châu Âu là cơ quan duy nhất của EU có thể thực hiện các biện pháp hiệu quả. Do đó, để chống lại sự xáo trộn thị trường và giúp ngành chăn nuôi lợn của EU tồn tại, Cộng hòa Séc và Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Slovakia đang kêu gọi Ủy ban Châu Âu thực hiện các hành động khẩn cấp và cụ thể ngay lập tức, đặc biệt là đưa ra các biện pháp hỗ trợ đặc biệt phù hợp với quy định của Tổ chức Nông nghiệp EU -CMO.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Pig333