menu search
Đóng menu
Đóng

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2021 dự báo đạt kỷ lục 800 triệu tấn

10:37 10/10/2021

Theo dự báo mới nhất của FAO, sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2021 sẽ đạt kỷ lục 800 triệu tấn (gồm cả gạo), tăng 1,1% so với năm 2020. Tuy nhiên, sản lượng sẽ vẫn thấp hơn nhu cầu tiêu thụ dự kiến trong năm 2021/22, dẫn đến lượng hàng tồn kho trên thế giới giảm.

Dự báo, năm 2021/22 sản lượng lúa mì và ngũ cốc thô tăng, góp phần làm tăng sản lượng ngũ cốc toàn cầu lên 12,1 triệu tấn, tăng 0,4% so với dự báo trong tháng 9. Dự báo sản lượng lúa mì thế giới đạt 776,7 triệu tấn, tăng 7,2 triệu tấn so với dự báo tháng 9 và ngang bằng với sản lượng năm 2020, tăng chủ yếu ở một số nước Đông Âu do thời tiết vụ mùa thuận lợi, như ở Ukraine tăng. Dự báo sản lượng lúa mì của Australia, Canada cũng tăng do thời tiết tốt, năng suất cao. Ngược lại, dự báo sản lượng lúa mì của Nga giảm so với dự báo trước đó, do thời tiết khô hạn.
Dự báo sản lượng ngũ cốc thô toàn cầu năm 2021 tăng 4,3 triệu tấn so với dự báo trong tháng 9, đạt mức 1 504 triệu tấn, tăng 1,6% so với năm 2020, chủ yếu do sản lượng lúa mạch và hạt bo bo tăng ở Australia, dự báo sản lượng lúa mạch toàn cầu tăng 1,9 triệu tấn so với dự báo trước, lên 149,3 triệu, mặc dù vẫn giảm 6,7% so với năm 2020. Tương tự, dự báo về sản lượng hạt bo bo thế giới năm 2021 đạt 65,2 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm 2020, chủ yếu tăng diện tích ở Mỹ. Dự báo về sản lượng ngô toàn cầu không thay đổi so với dự báo trước, đạt mức 1 192 triệu tấn, tăng 3% so với năm trước, tăng chủ yếu ở Mỹ và giảm ở EU do thời tiết khô hạn, năng suất giảm. Dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2021 đã được tăng thêm 617.000 tấn so với dự báo trước, lên 520 triệu tấn, tăng 1,3% so với mức cao kỷ lục năm 2020, tăng chủ yếu ở Ấn Độ, tuy nhiên sản lượng của Trung Quốc và Thái Lan cũng tăng do tình hình hạn hán và lũ lụt giảm. Ngược lại, sản lượng của Pakistan và Mali giảm do việc trồng trọt thiếu nước tưới, sản lượng tại Mỹ cũng giảm.
Dự báo tiêu thụ ngũ cốc thế giới năm 2021/22 đạt 2 811 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với dự báo trong tháng 9 và tăng 49 triệu tấn (1,8%) so với năm 2020/21. Dự báo về tiêu thụ lúa mì đã được nâng lên 1,6 triệu tấn so với dự báo trước đó lên mức kỷ lục 779 triệu tấn, vượt qua mức ước tính 2020/21 là 2,4% (18,6 triệu tấn). Mặc dù ngành thực phẩm tiêu thụ phần lớn trong tổng lượng tiêu thụ lúa mì, dự kiến năm 2021/22 sử dụng lúa mì làm thức ăn tăng 6,4%, đặc biệt là ở Trung Quốc, Mỹ, EU và Vương quốc Anh, do nhu cầu tăng và giá ngũ cốc thô cao. Dự báo, tổng mức tiêu thụ ngũ cốc thô trong năm 2021/22 đạt 1 513 triệu tấn, tăng 2,1 triệu tấn so với dự báo trong tháng 9/2021 và tăng 1,4% (20,6 triệu tấn) so với mức ước tính năm 2020/21; trong đó tiêu thụ ngô trong năm 2021/22 đã được dự báo tăng lên 1,5 triệu tấn, lên 1.197 triệu tấn, tăng 2% (tương đương 23,5 triệu tấn) so với mức năm 2020/21. Dự báo tiêu thụ hạt bo bo năm 2021/22 sẽ tăng 3,1% tương đương 2 triệu tấn, tiêu thụ lúa mạch giảm 1,6% tức giảm 2,5 triệu tấn so với mức kỷ lục năm 2020/21 do dự báo giá thức ăn chăn nuôi giảm và nhu cầu ở Bắc Mỹ và Châu Âu giảm.
Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2021 dự báo đạt kỷ lục 800 triệu tấn
FAO hạ dự báo tiêu thụ gạo thế giới năm 2021/22 gần 1 triệu tấn so với dự báo tháng 9/2021 xuống còn 520 triệu tấn, nhưng vẫn tăng 1,8% so với năm 2020/21, trong đó gạo sử dụng làm lượng thực tăng 1,6%, gạo sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tăng 10,4%.
Dự báo dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối niên vụ 2022 tăng thêm 8,9 triệu tấn so với dự báo tháng trước lên 817 triệu tấn, nhưng vẫn giảm 3 triệu tấn (0,4%) so với đầu niên vụ. Dự báo lượng dự trữ cuối kỳ tăng dẫn đến tiêu thụ ngũ cốc năm 2021/22 tăng 28,4%, giảm nhẹ so với mức tăng 29,2% của năm 2020/21. Tồn kho lúa mì toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 0,9% (2,6 triệu tấn) so với đầu niên vụ xuống 284 triệu tấn, giảm chủ yếu ở Canada, Liên bang Nga và Mỹ do sản lượng dự đoán giảm.
Dự báo dự trữ ngũ cốc thô thế giới tăng thêm 7,1 triệu tấn, chủ yếu do dự trữ ngô tăng ở Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên dự trữ ngũ cốc thô thế giới trong năm 2021/22 vẫn giảm nhẹ 0,4% (1,5 triệu tấn) so với năm trước do tồn kho lúa mạch thế giới giảm do sản lượng toàn cầu giảm. Ngược lại, dự trữ ngô thế giới năm 2021/22 đạt 288 triệu tấn, tăng nhẹ 1% từ mức thấp nhất trong 6 năm qua đạt được trong năm 2020/2021, chủ yếu tăng ở các nước xuất khẩu gạo (đặc biệt là Ấn Độ), dự trữ gạo toàn cầu vào cuối niên vụ 2021/22 tăng 1,1 triệu tấn so với mức đầu vụ, lên mức kỷ lục mới là 187 triệu tấn.

Nguồn:Vinanet/VITIC/FAO