Giá lúa gạo hôm nay 17/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều tại các địa phương. Theo đó, tại kho An Giang lúa IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 5451 duy trì ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; hiện lúa Đài thơm 8 6.600 – 6.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; nếp tươi Long An ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; giá lúa nếp tươi An Giang ở mức 6.200 - 6.300 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Tại Cần Thơ, giá lúa tăng ở một số loại như OM 4218 tăng 600 đồng/kg lên 7.200 đồng/kg; IR 50404 cũng tăng với mức tương tự lên 6.800 đồng/kg, riêng Jasmine vẫn giữ ổn định 7.600 đồng/kg.
Tại Hậu Giang, giá lúa tăng ở một số loại như: IR 50404 là 7.200 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 18 là 7.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; riêng RVT giảm 100 đồng/kg còn 8.200 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định ở mức 9.300 đồng/kg; giá gạo thành phẩm dao động quanh mức 10.450 – 10.500 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động quanh mốc 9.100 đồng/kg; cám khô duy trì ở mức 7.200 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, tình hình xuất khẩu gạo quý II/2023 của Việt Nam sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, do ảnh hưởng của những bất ổn về kinh tế, chính trị và nhu cầu dự trữ lương thực của các quốc gia tăng lên, nên giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao. Điển hình, mới đây, cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã đề xuất nhập khẩu 330.000 tấn gạo để bù đắp thâm hụt dự kiến trong kho dự trữ.
Trước đó, thông tin Indonesia quyết định nhập 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023 nhằm nâng dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như mức dự trữ trước đó, đã khiến thị trường xuất khẩu gạo càng trở nên sôi động.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 465-470 USD/tấn, tăng so với mức 460 USD/tấn một tuần trước. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn mạnh, trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý đầu tiên gia tăng. Philippines và Trung Quốc vẫn là những khách hàng mua gạo lớn nhất của Việt Nam trong quý đầu tiên.
Còn giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 485-490 USD/tấn so với mức 480-482 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân ở Bangkok cho biết các nhà xuất khẩu đang đổ xô mua gạo để đáp ứng các đơn đặt hàng đến từ những nơi như Indonesia. Ông cho biết thêm nguồn cung trong nước cũng đang thắt chặt vì đã đến cuối vụ và sẽ có thêm nguồn cung vào tháng 6 và tháng 7/2023.
Bangladesh, nước đang tích cực mua gạo từ nông dân trong nước để đảm bảo mức giá hỗ trợ, đang xây dựng kho dự trữ cho các chương trình phúc lợi của nhà nước và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, sẽ tăng mức giá thu mua từ 40 taka/kg (0,38 USD/kg) trong một năm trước lên 44 taka/kg (0,41 USD/kg). Chính phủ nước này sẽ mua 1,2 triệu tấn gạo từ nông dân địa phương bắt đầu từ ngày 7/5 đến 31/8.
Nguồn:VITIC/Baocongthuong/TTXVN