menu search
Đóng menu
Đóng

Thiếu hụt lao động là trở ngại lớn nhất mà ngành công nghiệp dầu cọ phải đối mặt trong năm nay

13:00 24/12/2021

Dầu cọ là một trong hai mặt hàng đóng góp lớn nhất vào ngân sách quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp của Malaysia. Mặt hàng này vốn đứng thứ hai về thương mại, vượt qua các sản phẩm khai khoáng trong năm 2020.
 
Tuy nhiên, thiếu hụt lao động là trở ngại lớn nhất mà ngành công nghiệp dầu cọ phải đối mặt trong năm nay, với thiệt hại lên tới hàng tỷ ringgit cho đất nước, nhưng kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại đã khiến nhu cầu về dầu đa năng bị hạn chế.
Ấn Độ tiêu thụ dầu cọ tăng 40% trong giai đoạn từ tháng 1 - tháng 10/2021, lên 2,8 triệu tấn so với mức tiêu thụ 1,97 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù cuộc khủng hoảng lao động ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng nó đã giúp đẩy giá dầu cọ thô (CPO) tăng 65,6% trong giai đoạn từ tháng 1 - tháng 11/2021.
Theo Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOB), sản lượng CPO trong giai đoạn này đã giảm 1,14 triệu tấn, tương đương 6,4%, xuống 16,67 triệu tấn từ mức 17,81 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái do sản lượng quả tươi FFB thấp hơn.
Dự trữ dầu cọ vào cuối tháng 11/2021 ở mức 1,56 triệu tấn, tăng 16,3% so với một năm trước do xuất khẩu dầu cọ sụt giảm trong khi nhập khẩu lại tăng.
Mặc dù khối lượng xuất khẩu thấp hơn, nhưng giá dầu cọ và các sản phẩm làm từ cọ khác cao hơn khiến tổng doanh thu xuất khẩu của những mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm 2021 tăng 39,9% lên 91,37 tỷ ringgit từ mức 65,29 tỷ ringgit trong cùng kỳ năm ngoái, theo MPOB.
Trong đó, riêng doanh thu xuất khẩu dầu cọ đạt 61,26 tỷ ringgit, tăng 40,5% so với mức 43,61 tỷ ringgit cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thiếu hụt lao động là trở ngại chính đối với ngành này, đặc biệt khi người dân địa phương không mặn mà với công việc được cho là bẩn thỉu, khó khăn và nguy hiểm này.
Cuộc khủng hoảng lao động khiến sản lượng quả tươi FFB mất 56%, và hơn 100% so với năm 2020 và 2019. Thiệt hại về giá trị ước tính lần lượt là 9 tỷ ringgit và 6 tỷ ringgit.
Để khắc phục điều này, chính phủ đã đồng ý bổ sung khoảng 32.000 lao động nước ngoài vào lĩnh vực trồng rừng, với điều kiện họ phải được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ.
Chính phủ Malaysia cũng đã khởi động hành động pháp lý chống lại các thành viên EU sau các biện pháp phản đối dầu cọ của họ.
Bộ Công nghiệp Trồng trọt và Hàng hóa (MPIC), với sự hợp tác của Phòng Tư pháp và Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế, đã đệ trình yêu cầu tham vấn theo Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Malaysia cùng với Indonesia chiếm tới 85% sản lượng dầu cọ toàn cầu. Do vậy, Malaysia không đơn độc trong cuộc chiến này. Họ đã bắt tay với nhau để chống lại sự phân biệt đối xử của quốc tế đối với dầu ăn.

Nguồn:Vinanet/VITIC/Ukragroconsult