Dầu thực vật
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch sáng nay tăng 45 ringgit, tương đương 1,15% lên 3.949 ringgit (846,88 USD)/tấn. Giờ nghỉ trưa, hợp đồng này ở mức 3.958 ringgit (849,72 USD)/tấn.
Nguồn cung dầu đậu tương tăng do thời tiết nóng và ấm được dự kiến ở các khu vực trồng trọt phía Tây và miền Trung Brazil trong 10 ngày tới. Ngoài ra, nhu cầu về dầu đậu tương tăng cao khi Trung Quốc đặt thêm đơn đặt hàng.
Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 5,16 triệu tấn đậu tương trong tháng 10 vừa qua, tăng 25% so với cùng tháng năm 2022, nhưng thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích, do đậu tương được nhập khẩu muộn hơn thường lệ.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba tháng khi dữ liệu kinh tế trái chiều của Trung Quốc và xuất khẩu của OPEC tăng làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung thị trường thắt chặt cùng đồng USD mạnh lên. Dầu thô yếu hơn khiến dầu cọ trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu diesel sinh học.
Đồng ringgit của Malaysia tăng 0,2% so với đồng USD. Đồng ringgit mạnh hơn khiến dầu cọ trở nên đắt đỏ hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Trên sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 2,12% và giá dầu cọ tăng 2,73%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,27%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá cọ trên thị trường thực vật châu Âu hồi phục mạnh, sau khi giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn tăng. Giá dầu cọ tăng từ 5 – 47,5 USD/tấn.
Malaysia tự tin xuất khẩu dầu cọ và các sản phẩm liên quan sang Trung Quốc sẽ tăng hơn nữa trong năm nay. Năm ngoái, nước này đã xuất khẩu dầu cọ và các sản phẩm liên quan trị giá 3,72 tỷ USD sang Trung Quốc.
Trong khi nhập khẩu dầu cọ và dầu hướng dương của Ấn Độ trong năm 2022/23 tăng tương ứng 24% và 54% lên mức cao kỷ lục, nhờ tiêu dùng hồi phục và giá cả hai loại dầu này giảm mạnh so với dầu đậu tương cạnh tranh.
Malaysia là nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới. Dữ liệu từ Uỷ ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho thấy, dự trữ dầu cọ của nước này đạt mức cao nhất trong 4 năm hồi cuối tháng 10/2023, bất chấp xuất khẩu tăng so với dự kiến.
Cơ quan khảo sát hàng hoá Societe Generale de Surveillance (SGS) ước tính, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong 10 ngày đầu tháng 11/2023 đạt 404.074 tấn.
Đồng ringgit của Malaysia tăng 1,14% so với đồng USD. Đồng ringgit mạnh lên khiến dầu cọ trở nên đắt đỏ hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch châu Á do căng thẳng ở Trung Đông cùng đồng USD suy yếu. Dầu thô mạnh lên khiến dầu cọ trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn đối với nguyên liệu diesel sinh học.
Đường
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn ICE trong phiên sáng nay giảm 0,53 cent, tương đương 1,9% xuống mức 27,18 US cent/lb, trượt xa mức cao nhất trong 12 năm ở 28,14 US cent/lb hồi tuần trước.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2023 trên sàn London giảm 13 USD, tương đương 1,7% xuống mức 743,3 USD/tấn.
Theo dự kiến của các Chuyên gia Hàng hóa của Green Pool, khu vực Trung Nam Brazil sẽ sản xuất 40,5 triệu tấn đường trong niên vụ 2023/24 (từ tháng 4 - tháng 3), mức kỷ lục và nhiều hơn 500.000 tấn so với dự kiến trước đây.
Trong một báo cáo hàng tuần, Green Pool cho biết, thời tiết nóng và khô trong khu vực cho phép các nhà máy tiếp tục thu hoạch mía với tốc độ tốt, với sự phân bổ lớn mía cho sản xuất đường.
Tại Ấn Độ, nhà sản xuất đường lớn thứ hai toàn cầu, Green Pool cho biết vụ thu hoạch mía niên vụ 2023/24 (tháng 10 - tháng 9) đã bắt đầu ở tất cả các bang lớn và sẽ tăng tốc trong tuần này.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters