menu search
Đóng menu
Đóng

TT hạt tiêu ngày 26/7: Giá đồng loạt giảm mạnh tại các vùng nguyên liệu

14:48 26/07/2019

Vinanet - Giá tiêu ở các vùng nguyên liệu hôm nay dao động quanh mức 43.000 -45.000 đồng/kg, sau khi mất 500 – 1.000 đồng. Mức giá cao nhất chốt tại Bà Rịa – Vũng Tàu và thấp nhất ở Đồng Nai.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay 26/7 giá giao ngay chốt ở 35.000 rupee/tạ, mất 450 rupee, tương đương -1,27%, giá tiêu kỳ hạn tháng 8/2019 chốt ở 35.600 rupee/tạ.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay tăng, giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục không đổi so với ngày hôm qua 25/7/2019. Đồng USD trên thị trường thế giới leo cao cho dù châu Âu chưa đưa ra quyết định giảm lãi suất trong một cuộc họp quan trọng.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) sáng nay 26/7 niêm yết tỷ giá trung tâm VND/USD ở mức 23.079 đồng/USD, tăng 7 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Cũng tại sở giao dịch ngân hàng nhà nước, giá mua - bán USD được niêm yết ở mức là 23.200 đồng/USD và 23.721 đồng/USD, không đổi ở chiều mua vào và tăng 7 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 26/7 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 334,34 VND/INR.
Trên thị trường thế giới, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào là 23.200 đồng/USD và bán ra là 23.210 đồng/USD, giảm 5 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch ngày hôm qua 25/7.
Tại Brazil, sự mở rộng phát triển diện tích trồng mới từ năm 2015-2016 cùng với điều kiện canh tác tốt, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất hạt tiêu hứa hẹn mùa vụ bội thu cho các vùng trồng tại Brazil. Sản lượng hạt tiêu của Brazil năm 2019 dự kiến đạt 90.000 tấn.
Theo thống kê của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), lượng xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong quý I/2019 đạt 27.000 tấn, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 24% trong tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Lượng xuất khẩu tăng nhờ chất lượng hạt tiêu Brazil ổn định và giá cả cạnh tranh hơn so với các quốc gia sản xuất khác.
Tuy nhiên, xu hướng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, đặc biệt là thuốc diệt cỏ glyphosate của nông dân Brazil trong thời gian qua đang được các chuyên gia cảnh báo và phần nào sẽ tác động đến chất lượng hạt tiêu Brazil trong thời gian tới.