menu search
Đóng menu
Đóng

TT hạt tiêu tuần 15: Cả tuần không biến động

15:15 17/04/2019

Vinanet - Thị trường hạt tiêu tuần qua tính đến ngày 13/4/2019 tại các vùng nguyên liệu không thay đổi, vẫn giữ nguyên mức giá cuối tuần trước và được các doanh nghiệp và thương lái thu mua hạt tiêu ở mức 43.000 – 46.000 đồng/kg.

Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

08/4

10/4

13/4

Đăk Lăk

(Ea H'leo)

45.000

45.000

45.000

Gia Lai

(Chư Sê)

43.000

43.000

43.000

Đăk Nông

(Gia Nghĩa)

45.000

45.000

45.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

46.000

46.000

46.000

Bình Phước

45.000

45.000

45.000

Đồng Nai

43.000

43.000

43.000

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen

Giá tiêu tuần qua đi ngang trong khoảng 43.000 - 46.000 đồng/kg. Trong đó thấp nhất tại Gia Lai, Đồng Nai và cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước chốt ở 45.000 đồng trong suốt cả tuần.
Xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 3/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong nửa đầu tháng 3/2019 đạt 17,7 ngàn tấn, trị giá 44,6 triệu USD, tăng 50,2% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với nửa đầu tháng 3/2018. Nửa đầu tháng 3/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.512 USD/tấn, giảm 31,8% so với nửa đầu tháng 3/2018.
Ước xuất khẩu hạt tiêu tháng 3 đạt 35.514 tấn, với 89,22 triệu USD, cộng dồn 3 tháng đạt 71.184 tấn tiêu các loại, với 172,22 triệu USD, tăng 27,9% về lượng, nhưng giảm 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân đạt mức 2.709 USD/tấn, giảm 28,8% so với cùng kỳ 2018.
Tháng 2/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu có sự biến động, tăng/giảm đan xen (tùy từng thị trường) so với tháng 1/2019. Cụ thể, Hà Lan giảm 7,1%, xuống còn 3.632 USD/tấn; Anh giảm 9,7%, xuống còn 3.383 USD/tấn; Đức giảm 8,0%, xuống còn 3.225 USD/tấn; Úc giảm 19,6%, xuống còn 3.108 USD/tấn; Canada giảm 5,5%, xuống mức 3.043 USD/tấn; Ý giảm 12,8%, xuống mức 2.831 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Nam Phi tăng 9,1%, lên mức 3.460 USD/tấn; Thái Lan tăng 5,4%, lên mức 3.283 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 4,4%, lên mức 3.257 USD/tấn; Malaysia tăng 6,2%, lên mức 3.167 USD/tấn.
Giá hạt tiêu toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi trở lại do điều kiện khí hậu bất lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka của Ấn Độ nên không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, do nguồn cung hạt tiêu từ Việt Nam đang khá dồi dào sẽ hạn chế đà tăng giá của mặt hàng này.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá hạt tiêu trong nước.
Bên cạnh đó, các nước trồng hạt tiêu khác như Brazil, Campuchia cũng tăng diện tích. Tồn kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến nguồn cung dư thừa so với nhu cầu.