menu search
Đóng menu
Đóng

TT hạt tiêu tuần 46: Giá tăng nhẹ 500 đồng/kg

15:44 21/11/2019

Vinanet - Giá tiêu tại Đồng Nai tuần qua (11 – 16/11) tăng nhẹ 500 đồng đưa mức thấp nhất lên ở 39.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại không đổi, chốt mức tối đa ở 41.500 đồng/kg.

Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

11/11

13/11

16/11

Đăk Lăk (Ea H'leo)

40.000

40.000

40.000

Gia Lai (Chư Sê)

39.000

39.000

39.000

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

40.000

40.000

40.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

41.500

41.500

41.500

Bình Phước

40.500

40.500

40.500

Đồng Nai

38.500

39.000

39.000

                                                                     Tintaynguyen
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2019 ước đạt 16 nghìn tấn, với giá trị đạt 37 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 249 nghìn tấn và 631 triệu USD, tăng 21,2% về khối lượng nhưng giảm 7,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu trong nước và thế giới sẽ khó có khả năng tăng mạnh do áp lực dư cung.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2.542 USD/tấn, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Hà Lan và Pakistan với 37,8% thị phần.
Giá tiêu Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu. Trong tháng 10/2019, giá tiêu giao ngay trên sàn Kochi, thị trường Ấn Độ biến động giảm với mức giảm 1.850 Rs/tạ xuống còn 32.500 Rs/tạ.
Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nhu cầu hạt tiêu thế giới chỉ đạt khoảng 2-3%/năm, trong khi nguồn cung tăng trưởng tới 8-10%/năm.
IPC dự báo, năm 2019, tổng nhu cầu tiêu của thế giới chỉ đạt khoảng 450 nghìn tấn, ít hơn khoảng 100 nghìn tấn so với tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu.
Diện tích hồ tiêu của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 51.000 héc ta năm 2010 lên 153.000 héc ta năm 2017, tức tăng gấp ba lần chỉ sau bảy năm, vượt xa quy hoạch, theo số liệu của Ban Quản lý dự án nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tăng nhanh về sản lượng nhưng không quản lý được chất lượng nên ngành tiêu Việt Nam càng bị tác động nặng nề hơn bởi vòng xoáy giảm giá trên thị trường toàn cầu.
Và trong khi giá bán giảm trên 30%, theo phân tích của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, thì chi phí sản xuất năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm 2017.
Năm năm trước, hạt tiêu Việt Nam dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng. Nhưng hai năm gần đây, vị thế này đang có nguy cơ bị nhiều quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Indonesia làm lung lay. Brazil, đối thủ cạnh tranh lớn nhất ngành tiêu trong nước, có chất lượng hạt tiêu tốt hơn hẳn với 80% lượng bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Nguồn: VITIC