menu search
Đóng menu
Đóng

TT hạt tiêu tuần đến ngày 19/01: Vẫn loanh quanh dưới mốc 50.000 đồng/kg

15:38 21/01/2019

Vinanet - Thị trường hạt tiêu tuần qua tính đến ngày 19/01/2019 tại các vùng nguyên liệu ở dưới mức 50.000 đồng/kg. Cuối tuần (19/01), giá tiêu có hướng giảm, được các doanh nghiệp và thương lái thu mua ở 47.000 - 49.000 đồng/kg và không đổi sang phiên đầu tuần (21/01).

Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

14/01

19/01

21/01

Đăk Lăk

(Ea H'leo)

49.000

49.000

49.000

Gia Lai

(Chư Sê)

48.000

48.000

48.000

Đăk Nông

(Gia Nghĩa)

49.000

49.000

49.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

50.000

49.000

49.000

Bình Phước

49.000

49.000

49.000

Đồng Nai

48.000

47.000

47.000

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen
Tuần qua, giá tiêu tại các vùng nguyên liệu giảm nhẹ về cuối tuần, mất 1.000 đồng/kg tùy nơi. Giá thấp nhất chốt ở 47.000 đồng/kg tại Đồng Nai và cao nhất ở 49.000 đồng/kg tại các tỉnh còn lại. Riêng Gia Lai, giá tiêu chốt ở 48.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng so với mức cao nhất 51.000 đồng/kg cùng thời điểm tháng trước. Nguồn cung dồi dào tiếp tục gây áp lực lên giá tiêu nguyên liệu.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, trong những năm qua diện tích tiêu tăng quá nhanh không thể kiểm soát được, đang đặt ra những vấn đề lớn nếu không tháo gỡ kịp thời, không chỉ làm tụt hậu mà còn có nguy cơ phá vỡ cả ngành hàng. Một ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD nhưng đến nay vẫn chưa có cây giống nào được công nhận. Bên cạnh đó vẫn chưa có quy trình canh tác tiêu chuẩn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng dịch bệnh trên nhiều diện tích trồng tiêu.
TS Trương Hồng cho biết, nhiều nông dân Tây Nguyên đưa cây hồ tiêu vào trồng trên những vùng đất không thích hợp, thoát nước kém nên dễ xảy ra việc chết hàng loạt. Còn việc các nông dân sử dụng các giống tiêu không rõ nguồn gốc, đầu tư thâm canh quá mức, sử dụng phân hóa học quá liều lượng dẫn đến cây hồ tiêu bị ngộ độc. Khi giá tiêu hạt rơi xuống thấp, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên không đầu tư chăm sóc đầy đủ làm cho cây hồ tiêu kém phát triển, bị suy kiệt dễ dẫn đến tình trạng vườn cây bị nhiễm sâu bệnh, cũng làm chết hàng loạt.