menu search
Đóng menu
Đóng

TT ngũ cốc thế giới ngày 05/05/2021: Giá ngô tăng, lúa mì giảm do lo ngại về nguồn cung toàn cầu

11:27 05/05/2021

• Giá ngô Chicago kỳ hạn tăng gần 7 USD/bushel, giao dịch gần mức cao nhất trong 8 năm
• Giá lúa mì giảm 2 phiên trong 3 phiên, giá đậu tương tăng cao hơn
 
Giá ngô được giao dịch trên sàn Chicago ngày 05/05/2021 mở rộng mức tăng, gần mức cao nhất trong hơn 8 năm do lo ngại về nguồn cung toàn cầu và nhu cầu mạnh đã củng cố giá. Giá lúa mì giảm trong khi đậu tương tăng giá cao hơn.
Trên sàn giao dịch Chicago giá ngô kỳ hạn tham chiếu đã tăng 6,97-3/4 USD/bushel, phiên tăng thứ năm liên tiếp. Trước đó thị trường đạt 7,04 USD, mức cao nhất kể từ tháng 3/2013.
Giá lúa mì giảm 0,2% xuống 7,25 USD/bushel và giá đậu tương tăng 0,2% lên 15,41-1/2 USD/bushel.
Xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 5 có khả năng giảm sau khi lập kỷ lục hàng tháng vào tháng 4 do Trung Quốc giảm mua.
Theo một nhà phân tích kinh doanh nông nghiệp và dữ liệu từ một đại lý hàng hải, Trung Quốc đang thận trọng hơn sau khi giá đậu tương tại Chicago chạm mức cao nhất trong 8 năm.
Sở giao dịch Buenos Aires Exchange (BAGE) cho biết, sản lượng lúa mỳ niên vụ 2021/22 của Argentina dự kiến đạt 19 triệu tấn, tương đương với mức kỷ lục trước trong niên vụ 2018/19, và cao hơn so với mức 17 triệu tấn trong niên vụ trước. Hoạt động gieo trồng vụ mới sẽ diễn ra trong những tuần tới trong khi thu hoạch thường kết thúc vào tháng 1 hàng năm.
Trong báo cáo lần trước, BAGE cũng đã đưa ra dự báo diện tích gieo trồng lúa mỳ dự kiến ở mức 6.5 triệu ha, và lưu ý rằng mức dự báo này sẽ được hỗ trợ bởi độ ẩm phù hợp tại các khu vực gieo trồng và mức giá cao của lúa mỳ trên thị trường thế giới.
Theo dữ liệu từ cơ quan hàng hải Cargonave, dự kiến sẽ có khoảng 180 tàu đậu tương rời cảng trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với con số 250 tàu trong tháng 4. Điều này củng cố kỳ vọng của thị trường về việc xuất khẩu đậu tương trong tháng 5 của Brazil sẽ thấp hơn so với mức kỷ lục trong tháng 4.
Nguyên nhân giúp lý giải cho hiện tượng này là do điều kiện thời tiết bất lợi trong cả giao đoạn gieo trồng và thu hoạch của vụ mùa đậu tương năm nay tại Brazil đã khiến khung thời gian thu hoạch bị thu hẹp. Thêm vào đó, sự trì hoãn thu hoạch tại một số khu vực trong tháng 3 đã khiến một phần các đơn hàng dự kiến được xuất khẩu trong tháng 3 bị đẩy lùi sang tháng 4 và góp phần vào số liệu xuất khẩu kỷ lục. Bên cạnh đó, mức giá cao trên thị trường quốc tế cũng khiến các nước nhập khẩu trở nên thận trọng hơn trong việc ký kết các đơn hàng mới.
Tổ chức xuất khẩu ngũ cốc Brazil - ANEC dự báo xuất khẩu đậu tương trong tháng 5 của nước này ở mức hơn 11 triệu tấn, thấp hơn so với mức gần 16 triệu tấn trong tháng 4.
Lượng đậu tương xuất khẩu trong tháng 4 tương đương khoảng 20% tổng xuất khẩu đậu tương trong cả niên vụ. Bên cạnh đó ANEC cũng đưa ra khối lượng xuất khẩu đậu tương tối thiểu trong tháng 4 của Brazil là 14 triệu tấn. Trong tháng 4 năm ngoái, Brazil đã xuất khẩu khối lượng đậu tương cao nhất hàng tháng ở mức hơn 14 triệu tấn. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu mức dự báo của ANEC trở thành hiện thực, khối lượng đậu tương được xuất khẩu trong tháng 4 năm nay sẽ là mức kỷ lục mới.
Trong khi đó, xuất khẩu ngô của Brazil trong tháng 4 được ANEC duy trì ở khoảng 30,000 tấn. Thông thường xuất khẩu ngô trong giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 6 hàng năm của Brazil chỉ ở mức thấp do đây là giai đoạn giữa các mùa vụ, và vụ ngô chính mới bắt đầu được gieo trồng.
 Sau khi xuất khẩu khối lượng đậu tương kỷ lục trong tháng 4, mức giá cao trên thị trường quốc tế khiến các nước nhập khẩu trở nên thận trọng hơn trong việc ký kết các đơn hàng mới và là cơ sở cho mức này.
Trong khi đó, ANEC dự báo Brazil sẽ không xuất khẩu thêm lô hàng ngô mới nào trong tháng 5, so với khoảng 30,000 tấn trong tháng 4. Điều này cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngô càng trở lên nghiêm trọng trong tháng tới.

Nguồn:VITIC/Reuters