Tác động của EVFTA đối với ngành hàng cà phê không chỉ thể hiện ở tăng trưởng xuất khẩu mà còn ở việc có thêm nhiều nhà đầu tư EU vào Việt Nam và các doanh nghiệp được nhập khẩu thiết bị, máy móc chất lượng với thuế suất ưu đãi.Rất nhiều doanh nghiệp EU đã xúc tiến mở rộng quy mô nhà máy hoặc đầu tư các nhà máy mới tại Việt Nam để sản xuất cà phê chế biến xuất khẩu sang Châu Âu.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 385 nghìn tấn, trị giá 1.387,4 triệu USD, giảm 11% về lượng song tăng 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong 7 tháng đầu năm 2024. Riêng trong tháng 7/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt khoảng 28.000 tấn, trị giá 137 triệu USD; tăng 14% về lượng và tăng 27% về giá trị so với tháng trước đó; đồng thời giảm 33,45% về lượng nhưng tăng 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm về lượng là do trữ lượng thấp, nguồn cung không còn nhiều.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang EU trong tháng 7/2024 đạt 4.958 USD/tấn, tăng 12% so với tháng 6/2024 và tăng 84,5% so với tháng 7/2023. Trong 7 tháng đầu năm, mức giá xuất khẩu bình quân đạt 3.586 USD/tấn, tăng 55,6% so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm về lượng là do trữ lượng thấp, nguồn cung không còn nhiều. Đầu tiên là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến khô hạn xảy ra nhiều nơi, đặc biệt ở Tây Nguyên, vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam. Lượng mưa tăng vào trong tháng 8 rất có lợi cho mùa màng, dự kiến mùa mưa sẽ tiếp tục kéo dài hết tháng 10, trước khi vụ thu hoạch mùa mới bắt đầu khoảng tháng 10,11 hàng năm. Thứ hai, những năm vừa qua, giá cà phê rất thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg, do đó nông dân không đầu tư nhiều vào cây trồng này. Nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích cây cà phê sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như sầu riêng, bơ, chanh dây. Ngoài ra, một số diện tích trồng cà phê đã già cỗi mà chưa kịp tái canh nên ảnh hưởng lớn đến sản lượng. Trong khi, vụ cà phê mới phải đến tháng 10, tháng 11 mới bắt đầu thu hoạch. Do vậy, nguồn hàng để doanh nghiệp thu mua xuất khẩu rất hạn chế.
Cơ cấu thị trường thành viên EU theo kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn thuộc khu vực EU có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ 2023 nhờ giá tăng. Trong đó:
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức lớn nhất với 427,7 triệu USD (tương đương 121,5 nghìn tấn), tăng 42,2% về giá trị song giảm 11,6% về khối lượng so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thấp hơn mức tỷ trọng 32% cùng kỳ 2023. Giá xuất khẩu đạt trung bình 3.520 USD/tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 7/2024, xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 9,2 nghìn tấn, trị giá đạt 44,3 triệu USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 38% về giá trị so với tháng 6/2024 và tăng 15,3% về lượng và tăng 103,6% về giá trị so với tháng 6/2023. Giá cà phê xuất sang Đức trong tháng này đạt trung bình 4.791 USD/tấn, tăng 12% so với tháng liền trước và tăng 76,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là thị trường Italy, xuất khẩu đạt 295,58 triệu USD (tương đương 91 nghìn tấn) trong 7 tháng đầu năm, giảm 14,5% về lượng song tăng 47,3% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 21,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thấp hơn mức tỷ trọng 23,3% vào cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất sang Italia trong thời gian này đạt trung bình 3.245 USD/tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7, xuất khẩu cà phê đạt 19,3 triệu USD (tương đương 4,5 nghìn tấn), giảm 9,3% về giá trị và giảm 22,5% về khối lượng so với tháng 6/2024 và giảm 41% về giá trị và giảm 67% về khối lượng so với tháng 7/2023. Giá cà phê xuất sang Italia trong tháng này đạt trung bình 4.298 USD/tấn, tăng 17% so với tháng liền trước nhưng tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 3 là thị trường Tây Ba Nha, đạt 273,3 triệu USD (tương đương 71,7 nghìn tấn), tăng 81% về giá trị và tăng 17,7% về khối lượng so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, cao hơn mức 15% của cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3.809 USD/tấn, tăng 53,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7, xuất khẩu đạt 34,1 triệu USD (tương đương 6,4 nghìn tấn), tăng 87% về giá trị và tăng 81% về khối lượng so với tháng 6/2024 nhưng giảm 9,2% khối lượng và tăng 58% về giá trị so với tháng 7/2023. Giá cà phê xuất sang thị trường này đạt trung bình 5.287 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng liền trước nhưng tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Bulgari có tỷ lệ tăng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm trên 100%.
Trái lại, trong 7 tháng đầu năm 2024, lượng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm so với cùng kỳ 2023 như: Xuất sang Ireland giảm 91,14% còn 169.939 USD; sang Latvia giảm 69,02% còn 774.743 USD; sang Phần Lan giảm 61,39% còn 958.722 USD…
Nguồn: Vitic
Nguồn:VITIC